Phân tích bài Hịch tướng sĩ là cách để độc giả cảm nhận rõ hơn về một tác phẩm văn chương cổ đại hấp dẫn và ý nghĩa. Nếu như vua Lý Thái Tổ nổi tiếng với bài Chiếu dời đô, Hồ Chí Minh gắn liền với tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thì tướng quân Trần Quốc Tuấn được người đời biết đến với văn bản chính luận Hịch tướng sĩ, có 1-0-2 đầy ấn tượng.

Phần mở bài chi tiết phân tích bài Hịch tướng sĩ

Để phân tích bài Hịch tướng sĩ đầy đủ và chi tiết, chúng ta cần giới thiệu khái quát chung về tác giả Trần Quốc Tuấn. Theo sử sạch ghi lại, ông là một trong những anh hùng vĩ đại trong lịch sử chống giặc ngoại bang xâm lược nước ta thời cổ đại. Theo sử sách ghi lại, tác giả Trần Quốc Tuấn sinh vào năm 1231 và mất năm 1300. Ông còn được nhân dân gọi là Hưng Đạo Đại Vương. Ông được nhớ đến là một danh tướng đánh trận có tài thao lược, tài ba và kiệt xuất của dân tộc. Ông tham gia vào 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Nhưng ông đã lập chiến công lẫy lừng ở hai lần quân Nguyên xâm chiếm vào những năm 1285 và 1288. Khi đó, ông đã chỉ huy quân đội nước Đại Việt đánh tan hai cuộc xâm lược thần tốc quân giặc. Không chỉ là một nhà chính trị có tài chỉ huy, bày binh bố trận. Ông còn là một nhà văn xuất sắc với những tác phẩm nổi bật như Binh thư yếu lược và Đại Việt sử kí toàn thư.

phan tich bai hich tuong si

Tác phẩm Hịch tướng sĩ được tác giả viết vào khoảng thời gian trước khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai vào năm 1285. Lúc giặc Nguyên Mông sang xâm chiếm nước ta lần thứ hai, chúng vô cùng hùng hậu và mạnh mẽ. Chúng mang trong mình ý chí quyết tâm phải tiêu diệt nước Đại Việt nhỏ bé. Vì thế giặc như hổ báo đó nên rất cần sự đồng lòng đàon kết ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Do đó, tướng quân Trần Quốc Tuấn đã viết nên bài hịch này để kêu gọi quân, dân nhà Trần đoàn kết một lòng đánh giặc. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc và chân thành nhất tấm lòng yêu nước, thương dân và nỗi lo cho vận mệnh của nước nhà của tác giả.

Phân tích bài Hịch tướng sĩ phần thân bài

Luận điểm 1: Những tấm gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách

Phân tích bài Hịch tướng sĩ, độc giả có thể nhận thấy ngay từ những phần đầu, tác giả đã nêu ra một loạt tấm gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ trong lịch sử nước Trung Hoa hay cả chính của quân Nguyên như Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức, Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang…

“Ta thường nghe Kỷ Tín đem mình chết thay cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?…

….Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây. Vương Công Kiên là người thế nào? tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập lại là người thế nào? Mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, đường đường chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu? Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào? Tì tướng của ông là Xích Tu Tư lại là người thế nào? mà xông vào chỗ lam chướng xa xôi nghìn trùng, đánh bại được quân Nam Chiếu trong vài tuần, khiến cho quân tướng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt?”.

Qua đây, tác giả muốn nhấn mạnh về sự hy quên mình vì nước vì dân của các bậc chủ tướng, các đấng minh quân. Tất cả họ đều không màng sinh mạng, cuộc sống riêng tư để chiến đấu bảo vệ và mang lại cuộc sống bình yên cho dân tộc.

Luận điểm 2: Phân tích hoàn cảnh đất nước hiện tại, nỗi lòng của chủ tướng

Phần tiếp theo trong bài Hịch, tác giả Trần Quốc Tuấn đã miêu tả lại tình hình hiện tại của đất nước thông qua những tội ác và sự lồng hành, ngang ngược của giặc khi. Đó là “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?” . Thật là một hoàn cảnh đất nước rối ren, lầm than và đầy căm phẫn. Ở đây, tác giả sử dụng nghệ thuật gợi hình, gợi cảm như uốn lưỡi, nghênh ngang. Cả những hình ảnh mang tính ẩn dụ như “lưỡi cú diều, thân dê chó”. Đặc biệt kết hợp với giọng điệu châm biếm, mỉa mai. Với những biện pháp nghệ thuật độc đáo đó, tác giả đã khắc họa rõ nét và sinh động hình ảnh của bè lũ xâm lược, đồng thời thể hiện xúc cảm căm hận, bộc lộ sự khinh bỉ, căm ghét của quân dân nhà Trần đối với kẻ thù Nguyên Mông.

phan tich bai hich tuong si

Không chỉ miêu tả sinh động và sâu sắc hoàn cảnh loạn lạc của đất nước thời bấy giờ, tác giả còn bày tỏ nỗi lòng của bản thân vô cùng ấn tượng. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Câu văn biền ngẫu, ngắn gọn và đối xứng, nhịp văn nhanh nên càng thể hiện rõ sự căm phẫn của vị chủ tướng.  Ở đây, tác giả sử dụng liên tiếp những động từ chỉ tâm trạng và hạnh động mãnh liệt và được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩm. Với giọng văn vô cùng tình cảm mãnh liệt và thống thiết. Nhờ thế mà người đọc cảm nhận được niềm uất hận dâng lên trong tâm hồn vị tướng quân. Đồng thời khơi gợi sự thấu hiểu, đồng cảm của người nghe cũng như người đọc.

Luận điểm 3: Phân tích sự phê phán những biểu hiện sai lầm của quân sĩ.  

Quá trình phân tích bài Hịch tướng sĩ, chúng ta có thể thấy, tướng quân Trần Quốc Tuấn có thái độ phê phán dứt khoát với những sai lầm của quân sĩ. Tác giả viết rõ: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú ruộng vườn, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước; hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát”.

Với hàng loạt các câu văn biền ngẫu, tác giả đã không ngần ngại mà lên án, phê phán những thói hư tật xấu của sĩ quân nhà Trần. Đó là họ lo hưởng lạc cho riêng mình, bàng quan trước nỗi đau của dân tộc. Tác giả khẳng định những thú vui như rượu chè, cờ bạc, chọi gà… là những thú vui tầm thường, không xứng với những bậc anh hùng, với đấng nam nhi sinh ra trong cõi đời. Mỗi câu văn mỗi từ dường như được viết ra theo đúng ý đồ của nó, không thừa không thiếu, theo một nhịp văn nhanh, gấp và mạnh mẽ. Khiến người đọc cảm nhận rõ được xúc cảm phẫn nộ có phần coi thường của tác giả trước những thói hư tật xấu của quân dân lúc bấy giờ.

Luận điểm 4: Nỗi lo xa của chủ tướng

Bên cạnh việc thẳng thắn phê phán những thực trạng xấu của quân sĩ, tướng quân Trần Quốc Tuấn còn vạch ra những nỗi mất mát đau thương sẽ hiện hữu nếu như quân giặc xâm chiếm được Đại Việt. Ông đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những lí lẽ hết sức thuyết phục về những đau thương mà chính quân sĩ cùng nhân dân nhà Trần sẽ phải chịu đựng nếu không đồng lòng đánh đuổi quân giặc. Ông khẳng định rằng “Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”. Và hậu quả dẫn đến là không những bổng lộc vàng bạc không có mà gia quyến vợ con cũng li tán. Thật là một bức tranh tương lai thê thảm nếu như vẫn khư khư giữ thói hư tật xấu. Do vậy, tác giả mới viết bài hịch này nhằm khuyên ran và kêu gọi tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Điều này thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa chủ và tướng. Việc chủ viết tâm thư để đã phần nào khích lệ động viên tinh thần trung quân ái quốc của nghĩa sĩ. Giúp họ tỉnh ngộ mà không cần phải sử dụng các hình phạt răn đe.

Luận điểm 5: Phân tích việc kêu gọi tướng sĩ

phan tich bai hich tuong si

Phân tích bài Hịch tướng sĩ ở phần cuối, chúng ta thấy rõ lời kêu gọi của tướng quân Trần Quốc Tuấn thấm đẫm ân nghĩa. Thay vì nói nay ta ra lệnh, tác giả lại viết “nay ta bảo thật…” rồi “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”… Lời truyền dạy của mộ vị tướng chỉ huy nhưng lại rất gần gũi và ấm áp. Giúp người nghe không cảm thấy bị ép buộc phải làm theo nhưng vẫn bị cuốn hút và không thể nào dứt. Nó chính là sức mạnh của những con người biết nhìn xa trông rộng, và thực tâm có tấm lòng vì nước quên mình.

Phần kết bài

Có thể nói, phân tích bài Hịch tướng sĩ, chúng ta thấy rõ đây là một văn bản chính luận vô cùng độc đáo. Nó thành công về cả mặt nội dung lẫn nghệ thuật biểu đạt. Tác phẩm không chỉ thể hiện rõ nét và sâu sắc tấm lòng yêu nước thương dân của một vị tướng tài ba, cả cuộc đời dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn khơi gợi lòng trắc trẩn và ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi thế hệ người con đất Việt đối với vận mệnh nước nhà.