Mở bài

Đoạn trích hạnh phúc của một tang gia là một trong những bức tranh trào phúng mang đậm phong cách của Vũ Trọng Phụng. Song song với lối kể châm biếm về bối cảnh tang gia nhưng lại trông hạnh phúc của một gia đình, trích đoạn đã phần nào làm nổi bật mặt trải trong hệ thống chuẩn mực, đạo đức của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp. Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia để thấy những chi tiết châm biếm đầy chua chát được tác giả lồng ghép. 

Thân bài

Văn học châm biếm, trào phúng đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu.. Những nhà văn của chủ nghĩa hiện thực như Honoré de Balzac đã để lại nhiều công trình đồ sộ. Điểm chung của các tác phẩm này là sự phê phán đối với mặt trái của xã hội. Tại Việt Nam Vũ Trọng Phụng được xem là đại biểu của văn học trào phúng của Việt Nam thời kỳ cận hiện đại. Văn chương của ông vừa sử dụng các cấu trúc từ châm biếm hài hước mà sâu cay. 

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia - áng văn chương kì quặc và chua chát
Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia – áng văn chương kì quặc và chua chát
  • Luận điểm 1: Tang gia – Hạnh phúc hay khổ đau ?

Văn hóa của một quốc gia, một bộ phận dân cư, được thể hiện đậm nét nhất thông qua những dịp quan trọng trong đời người. Điển hình là dịp thôi nôi, đám cưới, thượng thọ và cả đám tang. Tất cả những chuẩn mực ràng buộc, những phong tục và khát vọng của mỗi con người đều được bộc lộ rõ nhất trong các dịp trên. 

Tại Việt Nam, lối văn hóa xem trọng gia đình đã xuất hiện từ rất lâu. Mỗi khi có thành viên trong gia đình mất, những người còn lại sẽ rất đau buồn. Đó là mối liên kết vô hình được tạo lập thông qua quá trình gắn bó, sẻ chia, huyết thống. 

Thế nhưng, câu chuyện của Vũ Trọng Phụng lại là về một tang gia kỳ quặc. Một tang gia mà ai nấy đều hạnh phúc. Cụm từ hạnh phúc được sử dụng để hàm ý những cảm xúc từ bên trong. Đó không phải là cảm giác vui vẻ, hồ hởi ra mặt. Đó là sự thỏa mãn ngầm xuất phát từ sâu thẳm bên trong. Bút pháp trào phúng độc đáo này thật sự làm nổi bật lên những suy đồi về chuẩn mực của một gia đình trong thời kỳ mới.Nơi người ta thấy hạnh phúc, mãn nguyện một cách âm thầm khi có thành viên trong gia đình ra đi. 

Những chuẩn mực văn hóa thể hiện rõ trong đám tang của người Việt xưa
Những chuẩn mực văn hóa thể hiện rõ trong đám tang của người Việt xưa

Nhan đề hạnh phúc của một tang gia thật sự rất mới lạ so với các tác phẩm cùng thời. Đây không phải là một sự giật gân dễ dãi như chỉ muốn hướng người đọc chú ý. Hơn hết, tiêu đề muốn gợi ý cho người đọc về một đám tang mà mọi người hoan hỉ, vui sướng trong thầm kín. Mỗi thành viên tham gia vào đám tang đều có lý do để mà sung sướng. 

  • Luận điểm 2: Những hạnh phúc riêng của các thành viên trong tang gia

Cụ cố Tổ là một nhân vật đại diện cho thế hệ cũ trong Số đỏ. Cụ đã lớn tuổi và vẫn giữ được nề nếp gia phong của Việt Nam trong xã hội phong kiến. Có lẽ vì vậy mà cụ luôn khiến cho những “tư tưởng” tân tiến trong gia đình cảm thấy khó chịu, ngứa mắt. Sự ra đi của cụ cố Tổ đem đến không ít bối rối cho các thành viên trong gia đình. Bởi lẽ họ không biết phải làm gì để diễn tốt nhất vai của mình. Dù vậy, “Cát chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm”, mỗi người đều sẽ nhận được gia tài từ cụ. “Thành ra tang gia ai cũng vui vẻ cả”, mọi người tổ chức với không khí tưng bừng, rộn ràng. 

Xen lẫn với niềm hạnh phúc chung của gia đình là những niềm vui riêng lẻ của mỗi cá nhân. Cụ cố Hồng – Con trai của cụ Tổ được dịp để khoe cái già nua của mình với thiên hạ. Thời kì phong kiến xa xưa luôn cho rằng việc người mất khi đã già nua và có con cháu lớn tuổi là gia đình có phúc. Điều này cho thấy cụ cố Hồng vẫn chịu ảnh hưởng phần nào từ tư tưởng cũ và bị ám ảnh một cách sâu sắc với điều đó.

Mỗi người dường như có niềm hạnh phúc riêng trong đám tang của cụ cố Tổ 
Mỗi người dường như có niềm hạnh phúc riêng trong đám tang của cụ cố Tổ

Ông bà Văn Minh – Con trai của cụ Hồng cũng có những niềm vui riêng. Bà Văn Minh, với những tư tưởng tân thời của mình, luôn muốn được diện bộ đồ xô gai tân thời trong đám tang. Sở thích về thời trang và cái đẹp được xem là văn hóa đặc trưng của nhiều nước phương Tây. Và bà Văn Minh được xem là nhân vật thụ hưởng văn hóa Phương Tây một cách nửa mùa trong truyện. 

Ông Phán Mọc Sừng vui mừng thầm vì “chiếc sừng” trên đầu mình lại có giá trị lớn. Đây là nhân vật đại biểu cho những giá trị bị lệch lạc về tình yêu và gia đình. Khi mối quan hệ giữa ông và cô Hoàng Hôn được xây dựng chỉ dựa trên tiền bạc và danh lợi. Cái chết của cụ cố Tổ đã giúp kế hoạch đào mỏ của Phán thành công. 

Cô Tuyết, một nhân vật luôn muốn tỏ vẻ thanh khiết và ngây thơ. Một người trẻ tuổi điển hình vào thời kì chuyển giao. Dưới ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Cô gái này rất vui vì được mặc bộ trang phục tang lễ ngây thơ, chứng minh cho mọi người về sự trong trắng của mình. 

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia
Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia- Kể cả những người ngoài gia đình cũng “hạnh phúc” trong tang gia

Cậu Tú Tân, một người vô tâm và được Âu hóa nhiều phần. Cậu rất đam mê những thú vui của phương Tây. Chiếc máy ảnh của cậu đã được dịp để sử dụng trong đám tang. Một thú vui vô tâm và lố bịch trong ngày tang gia. 

Niềm hạnh phúc tang gia cụ cố Tổ không chỉ đến từ các thành viên trong nhà. Kể cả những người ngoài cũng tìm được thú riêng khi đến đám tang của một nhân vật giàu có. Ông TYPN, một nhà thiết kế thời trang tân thời vui mừng vì được ra mắt công chúng những mẫu thiết kế cho ngày tàng. Xuân Tóc đỏ thì vui mừng vì địa vị trong giới thượng lưu được củng cố khi hắn vô tình gây ra cái chết cho cụ. 

Bức tranh trào phúng trên càng trở nên lố lăng khi những người xung quanh hàng phố tọc mạch, có cả cảnh những đám trai trẻ “chim chuột” lẫn nhau. Tất cả tạo nên một không khí nhộn nhịp đến kì lạ. Kỳ lạ ở sự rộn ràng, háo hức của thành viên,  kỳ lạ hơn khi sự kiện này sẽ đánh dấu sự qua đời của một thành viên trong gia đình. 

  • Luận điểm 3: Những trăn trở của Vũ Trọng Phụng về những giá trị, chuẩn mực đương thời

Nhà văn chính là những người đi nhặt nhạnh từng mảnh của cuộc đời và giải phóng nó bằng con chữ. Vũ Trọng Phụng cũng vậy.  Bức tranh đầy chua chát của ông về hiện thức kệch cỡm, nửa mùa đã được giải phóng thông qua câu chuyện về hạnh phúc của một tang gia. Từng nhân vật được đặt trong câu chuyện đều đem đến một gia vị riêng cho mạch kể. 

Câu chuyện với thời đại và về những hiện thực lố bịch
Câu chuyện với thời đại và về những hiện thực lố bịch

Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX với nhiều chuyển biến sâu sắc trong hệ giá trị. Khi thể chế phong kiến đang dần bị lung lạc, những tư tưởng mới bắt đầu xuất hiện. Đây là giai đoạn mà những chuẩn mực, truyền thống trong xã hội bị phá vỡ nghiêm trọng. Mỗi nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia dường như chỉ đang cố tìm lại chính mình trong một xã hội mà hệ giá trị đang bị phá vỡ. 

Kết lại

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn. Những tác phẩm của ông có được giá trị riêng biệt trong cách xây dựng. Phân tíchbài hạnh phúc của một tang gia là một vở chính kịch hiện thực xen lẫn những tiếng cười chua chát, nơi mọi người cảm thấy vui vẻ trước một sự kiện đáng lẽ phải đem đến nổi buồn.