Chí khí anh hùng được trích ra từ Truyện Kiều, do nhà thơ Nguyễn Du sáng tác. Trong đoạn trích nói về nhân vật chính là Từ Hải. Đây là chàng trai được Nguyễn Du xây dựng hình tượng vô cùng lý tưởng. Chàng luôn có ước mơ lớn lao, là người anh hùng có phẩm chất tốt, hoàn hảo. Hãy cùng phân tích bài chí khí anh hùng để thấy được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du.

Phân tích chi tiết bài chí khí anh hùng

Những ai yêu thích truyện Kiều, chắc chắn sẽ ấn tượng với đoạn trích chí khí anh hùng. Đoạn trích nói về nhân vật anh hùng Từ Hải với khí phách oai phong, phẩm chất phi thường. Bài thơ thuộc thể thơ lục bát, mỗi câu mang từng ý nghĩa sâu sắc.

Từ Hải là nhân vật chính trong đoạn trích chí khí anh hùng
Từ Hải là nhân vật chính trong đoạn trích chí khí anh hùng

Thúy Kiều lại tiếp tục bị đẩy vào lầu xanh lần thứ 2, cô luôn rơi vào cảm giác tuyệt vọng, mất niềm tin:

“Biết thân chạy chẳng khỏi trời,

Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.”

Thúy Kiều luôn suy nghĩ rằng cô khó mà chạy thoát khỏi chốn này lần nữa. Cô đành phải chấp nhận sống qua ngày, tùy thuộc vào số phận. Tuy nhiên, Từ Hải đột nhiên xuất hiện, đưa cuộc đời Kiều bước sang một trang khác. Từ Hải gặp Thúy Kiều như tìm đến người bạn lâu năm, tri kỷ suốt đời.

Mặc dù Kiều đang ở chốn lầu xanh, nơi mà mọi cô gái đều bị đánh giá thấp. Nhưng Từ Hải biết được Kiều là cô gái thanh cao, xinh đẹp. Thúy Kiều cũng tự suy nghĩ rằng Từ Hải chắc chắn sẽ rửa mọi nỗi oan cho cô. Thúy Kiều chân thành bày tỏ:

“Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau”

Phân tích bài chí khí anh hùng ta thấy nhân vật chính luôn được nhắc đến là Từ Hải. Chàng trân trọng, đánh giá về Kiều là người tốt. Kiều luôn biết rằng Từ Hải chính là người anh hùng, rất oai phong. Tuy nhiên, Từ Hải không thể ở lại chốn lầu xanh quá lâu, còn nhiều việc ngoài kia chờ chàng. Anh phải đi để tìm kiếm cơ đồ, sự nghiệp về sau.

Từ Hải kết duyên với Thúy Kiều vì biết nàng thanh cao
Từ Hải kết duyên với Thúy Kiều vì biết nàng thanh cao

Như vậy, Từ Hải  là người có dũng khí, nhưng rất cô đơn, lẻ bóng giữa đời. Nguyễn Du đã kết nối tình yêu đẹp của Từ Hải và Thúy Kiều, đi đến hôn nhân trong hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng êm ấm, Từ Hải lại phải tiếp tục ra đi, tìm kiếm sự nghiệp:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.”

Từ Hải vốn là anh hùng trượng nghĩa, khó có bất cứ gì ngăn lại được bước chân của chàng. Mặc dù nhà thơ Nguyễn Du chưa nói cụ thể công việc, mục đích mà Từ Hải ra đi. Tuy nhiên, nếu bạn đọc hết mạch truyện sẽ ngầm hiểu rằng Từ Hải đang có sự nghiệp, vinh quang phía trước. Từ Hải được Nguyễn Trãi gọi là “trượng phu”, chỉ riêng chàng mới được ưu ái đến vậy. Trượng phu là từ Hán Việt, có nghĩa là người anh hùng, chí khí lớn.

Đặc biệt, trước lúc ra đi Từ Hải buông những lời chào, càng thể hiện ý chí trượng phu của chàng:

“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Thông qua việc phân tích bài chí khí anh hùng, chúng ta thấy được Từ Hải rất bản lĩnh. Từ Hải nói “tâm phúc tương tri” có ý nghĩa là Thúy Kiều đã thấu hiểu chàng. Tuy nhiên, Thúy Kiều vẫn chưa hiểu hết tâm can chàng, vẫn là phụ nữ yếu đuối. Khi nói lời chia ly, Từ Hải rất dứt khoát, luôn hướng tới mục tiêu cao cả.

Từ Hải quyết tâm ra đi vì việc lớn
Từ Hải quyết tâm ra đi vì việc lớn

Qua đó, chúng ta thấy Từ Hải có chí khí lớn, biết đâu là việc làm đúng đắn. Chàng không hề có bất cứ lời than vãn hay nói gì để người ở lại phải lo lắng. Chàng nhất quyết không cho Kiều đi cùng dù nàng ngỏ lời nhiều lần. Từ Hải ra đi cùng lời hứa và tin chắc rằng sẽ mang vinh quang trở về, thể hiện rõ ở 2 câu cuối đoạn:

“Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Sau khi chàng dứt áo ra đi, Nguyễn Du ví Từ Hải như là hình ảnh chim bằng. Đây là thời điểm phù hợp để chim bằng đi đến muôn nơi, xa ngàn dặm khơi. Chim bằng hay còn gọi là đại bàng, luôn bay cao, vươn xa, không như những loài chim nhỏ. Từ Hải là người anh hùng trượng nghĩa, ý chí lớn trong ngòi bút của Nguyễn Du. Đây là nhân vật được xây dựng rất đặc sắc, về cả nguồn cảm hứng lẫn nghệ thuật tả người.

Kết bài

Phân tích bài chí khí anh hùng, chúng ta thấy được Nguyễn Du miêu tả rất thành công nhân vật Từ Hải. Tác giả lựa chọn từ ngữ, hình ảnh làm cho nhân vật Từ Hải bỗng trở nên phi thường. Đoạn trích dù chỉ ngắn ngủi, nhưng lại có rất nhiều ý nghĩa. Nhân vật Từ Hải trở nên đẹp đẽ, anh hùng, lý tưởng nhất trong Truyện Kiều.

Đón đọc những bài phân tích hay khác tại phantich.com.vn mỗi ngày cả nhà nhé!