Ánh trăng là một hiện tượng thiên nhiên kỳ bì. Từ lâu, nó đã trở thành nguồn cảm hứng trong thi ca, giúp cho các nhà thơ, nhà văn có thêm chất liệu để sáng tác. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện về ánh trăng thật huyền hoặc và đẹp đẽ. Tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy cũng vậy. Đặc biệt, khi phân tích 2 khổ cuối bài Ánh trăng, các bạn sẽ càng nhận ra những giá trị và vẻ đẹp của ánh trăng với hồn người.

Chi tiết mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Ánh trăng

Trước khi đi vào phân tích 2 khổ cuối bài Ánh trăng, các bạn hãy nói qua về tác giả Nguyễn Duy.

Nhà thơ tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Quê ông ở Thanh Hóa. Ông tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 – 1979. Sau đó, ông ra quân và về công tác tại Tuần báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.

phan tich 2 kho cuoi bai anh trang

Khi còn là một cậu học sinh cấp 3 trường Lam Sơn, ông đã bộc lộ tài năng thi ca. Thơ ca ông rất gợi cảm và thấm đượm vẻ đẹp mộc mạc, chân quê. Một số tác tác phẩm của ông được đánh giá cao như Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm… Năm 2007, tác giả Nguyễn Duy được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực Văn học nghệ thuật.

Bài thơ Ánh trăng là tác phẩm nhà thơ viết vào năm 1978, sau 3 năm nước nhà hoàn toàn độc lập. Tác phẩm được ông viết khi ở TPHCM. Tác phẩm đã phần nào nói lên tâm trạng của người lính giải ngũ, đang nhớ quê nhà, nhớ đồng đội tha thiết.

Phần thân bài chi tiết

Luận điểm 1: khái quát nội dung toàn bài thơ

Phân tích 2 khổ cuối bài Ánh trăng trước hết, các bạn cần khái quát nội dung toàn bài thơ.

Tác phẩm Ánh trăng được tin trong tập “Ánh trăng”, là tập thơ nổi tiếng và đạt giải A trong cuộc thi của Hội nhà văn năm 1984. Bài thơ ra đời khi tác giả sống những năm tháng sau hòa bình tại thành phố náo nhiệt Hồ Chí Minh. Toàn bộ tác phẩm là xúc cảm, nỗi lòng của nhà thơ, của người lính cụ Hồ đã từng vào sinh ra tử nơi rừng thiêng nước độc nhưng đầy nghĩa tình. Nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên để diễn tả tâm tư chiêm nghiệm, suy ngẫ về cuộc đời, về con người. Bài thơ đi từ quá khứ đến hiện tại, vẽ lên một trình tự đời người đã trải qua nhiều bão giông.

Bài thơ cũng thể hiện tình yêu với quê hương tha thiết của tác giả, khi trân quý những ngày gian khổ cùng động đội. Đồng thời cũng thể hiện những băn khoăn, trăn trở trước cuộc sống thực tại đang nhiều đổi thay.

Hai khổ thơ cuối là hai khổ thơ thể hiện sâu sắc và rõ rệt tâm sự của tác giả nhất.

Luận điểm 2: phân tích khổ thơ 1

Trong những khổ thơ đầu, tác trở về quá khứ với ánh trăng thuở nhỏ. Đó là ánh trăng tri kỷ khi sống ở sông, ở bế, trần trụi với thiên nhiên. Đó là ánh trăng nghĩa tình khi ở rừng, ở núi, chiến đấu cùng đồng đội, đồng chí.

phan tich 2 kho cuoi bai anh trang

Trong những khổ trước, tác giả cũng chợt nhắc tới ánh trăng như người dưng khi sống ở thị thành, trong cuộc sống hiện tại. Bởi nơi ấy, ánh điện và cửa gương, khiến cho người ta quên mất ánh trăng. Và chỉ khi bỗng mất điện, người ta mới nhận ra “đột ngột vầng trăng tròn”.

Để rồi khi ngửa mặt nhìn lên, mặt người bắt gặp mặt trăng, thì bỗng lòng thấy rưng rưng ứa lệ. Con người bắt đầu bỗng nhớ về cánh đồng quê hương, nhớ tới dòng sông thân thương gắn với tuổi thơ ngọt ngào. Con người bỗng nhớ tới rừng, núi, nơi đã bao năm nằm gai nếm mật, nơi ấy đã bao lần cùng an hem đứng gác rồi trông trăng.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng”

Phân tích đến đây, các bạn có thể liên hệ tới ánh trăng trong một số tác phẩm văn học khá như trong bài Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu. “Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”.

Có thể thấy, ánh trăng là bạn, là hình ảnh trữ tình, là ánh trăng tri kỷ nghĩa tình, luôn dõi theo chân của các chiến sĩ nơi chiến trường. Dường như với những ai đã một lần đi lính, thì trong lòng họ luôn có ánh trăng bầu bạn, ánh trăng kỷ niệm. Dù ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy ở đây không lãng mạn như của nhà thơ Chính Hữu. Nhưng ánh trăng ấy cũng đong đầy cảm xúc. Nó khiến người đọc nhận ra, bao xúc cảm dâng trào đang chiếm trọn tâm hồn của tác giả. Tác giả nhìn mặt trăng như nhận ra một gương bạn quen thuộc ở nơi thị thành xa lạ. Để rồi bao ký ức, bao hoài niệm xưa kia ùa về làm cho trái tim thổn thức, cho sống mũi cay cay và dòng lệ chực tuôn trào.

Thật là một khổ thơ chứa chan bao nỗi niềm của một tâm hồn thơ nhạy cảm.

Luận điểm 3: phân tích khổ thơ 2

Nếu như khổ thơ trên, tác giả giải bày nỗi lòng của bản thân trong những giấy phút đầu tiên “gặp trăng” thì đến khổ cuối cùng, tác giả đã có thời gian nghiền ngẫm và suy tư hơn. Có lẽ là sau một thời gian ngắm trăng, nhà thơ nhận ra, ánh trăng vẫn cứ trong vành vạnh như thế, trăng vẫn đẹp vẫn tri kỷ như thế mặc cho người có vô tình ra sao. Ánh trăng chẳng bao giờ biện minh, chẳng bao giờ chia sẻ. Trăng cứ im phăng phắc như vậy nhưng cũng đủ khiến cho con người giật mình nhận ra sự vô tâm, vô tình của bản thân.

phan tich 2 kho cuoi bai anh trang

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Khổ thơ như là châm biếm đầy sâu cay của nhà thơ dành cho mình cũng như bao người khác cùng cảnh ngộ. Đó cũng là lời than trách cho những con người giờ đang sống hưởng lạc mà đang dần quên đi những điều tốt đẹp khi khốn khó. Ánh trăng cũng như những hồi ức, kỷ niệm giữa người với người nhưng giờ đây, con người sống trong nhung lụa giàu sang thì trở nên vô tình với nhau. Để rồi, dù không lên tiếng nhưng khi đối diện với ký ức, với ánh trăng nghĩa tình ấy, con người ta bỗng giật mình nhận ra chính mình đang bị cuốn vào vòng xoáy đổi thay của thời gian. Khổ thơ cũng thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên, nhưng con người thì vẫn luôn đổi thay.

Những cụ từ láy như “vành vạnh”, “phăng phắc”, như càng nhấn mạnh hơn sự thâm thúy của tác giả. Ánh trăng vẫn thấy hết đấy, vẫn biết hết sự vô tình của con người với nhau đấy, chỉ là không nói mà thôi.

Kết bài

Có thể nói, hai khổ thơ cuối của bài Ánh trăng là những dòng tâm sự đầy chua xót của tác giả trước cuộc sống thực tại với những gì đã có trong quá khứ. Tác giả đã mượn hình ảnh ánh trăng để nói lên nỗi lòng của mình khi sống nơi thành phố hoa lệ. Hai khổ thơ cuối là thực tại cuộc sống vô tình mà tác giả đang trải qua. Tác giả ngẫm thấy dường như trong cảnh thiếu thốn, trong hiểm nguy, con người cũng giống như ánh trăng kia sẽ giàu tình nghĩa, sẽ biết yêu thương, san sẻ đùm bọc lẫn nhau. Nhưng trong cuộc sống đủ đầy, no ấm, ánh trăng hay chính con người bỗng trở nên vô tình, vô tâm. Người với người lướt qua nhau như người dưng nước lã. Thật đáng buồn, thật chua xót làm sao.

Phân tích 2 khổ cuối bài Ánh trăng không thể không nhắc đến nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Toàn bài thơ sử dụng lối tự do, như là một lời tâm sự tự bạch đầu xúc cảm. Nhà thơ đã cho người đọc đi từ quá khứ tới hiện tại để rồi kết thúc bằng hình ảnh “giật mình” nhận ra đầy ám ảnh, và không thể nào quên.