Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người là những tác phẩm hay. Chúng sẽ giúp em hiểu hơn về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Từ đó nâng cao tình yêu quê hương, con người dân tộc.

I. Đọc – hiểu văn bản những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 39 – Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

a) Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

b) Hình thức đối – đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

c) Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

d) Hình thức đối – đáp này không phổ biến trong ca dao, dân ca.

Trả lời:

– Nhận xét về bài 1, em đồng ý với hai ý kiến là:

+ đáp án a: Bài ca có hai phần, phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

+ đáp án b: Hình thức đối – đáp có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 39:

Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp?

Trả lời:

– Trong bài 1, chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp vì:

+ Muốn thử tài hiểu biết về các địa danh của quê hương, đất nước.

+ Bày tỏ niềm yêu thương, ngợi ca và tự hào về cảnh sắc, thiên nhiên, lịch sử của đất nước Việt Nam.

+ Bày tỏ tình cảm với đối phương.

Câu 3 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 40:

Phân tích cụm từ “rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.

Trả lời:

– Cụm từ “rủ nhau” đã nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi, gắn bó, chung một dòng máu, một màu da giữa những người con của đất nước Việt Nam => thể hiện tính chất cộng đồng của các bài ca.

– Nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2 là: không miêu tả cụ thể vẻ đẹp của các địa danh, thay vào đó là liệt kê để thể hiện sự giàu có, phong phú về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

– Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên:

+ Một vẻ đẹp sa hoa của thủ đô Hà Nội;

+ Một tình yêu tha thiết, sự tự hào của tác giả về vẻ đẹp rực rỡ của đất nước, về những trang sử hào hùng của dân tộc.

– Câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” giúp em suy ngẫm về:

+ Sự ngợi ca, biết ơn, kính trọng với những công lao dựng xây đất nước mà cha ông ta đã để lại.

+ Những thế hệ mai sau phải biết tiếp bước thế hệ trước, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước vươn tầm thế giới.

Câu 4 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 40 – Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “Ai” và chỉ ra những hình ảnh ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”.

Vẻ đẹp cố đô Huế trầm lặng, nên thơ

Trả lời:

– Cảnh trí xứ Huế có vẻ đẹp: mông thơ, tinh khiết, trữ tình, mềm mại, trầm lắng tựa như một bức tranh thủy mặc.

– Cách tả cảnh trong bài 3:

+ Chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.

+ Sử dụng những từ ngữ nhiều màu sắc, nhiều sức gợi.

– Đại từ “Ai”: không chỉ đích danh bất cứ ai mà đó là tất cả mọi người, hay chính là toàn thể người dân Việt Nam.

– Những hình ảnh ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…” là:

+ Sự tự hào về cảnh vật thiên nhiên của xứ Huế.

+ Là lời mời ngỏ đến tất cả mọi người vào thăm thú đất Huế mộng mơ.

Câu 5 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 40:

Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Những nét đặc biệt về từ ngữ trong hai dòng thơ đầu bài 4 là: 

+ Sử dụng rất nhiều phép điệp từ điệp ngữ, biện pháp đảo từ.

+ Sử dụng dòng thơ 12 tiếng thay cho thể loại lục bát truyền thống.

– Tác dụng, ý nghĩa của những nét đặc biệt ấy là: khắc họa hình ảnh một cánh đồng lúa mênh mông, rộng lớn, trải dài đến tít tận chân trời.

Câu 6 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 40:

Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.

Trả lời:

– Hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4 là:

+ Đó là một cô thôn nữ ở độ tuổi mười tám đôi mươi đẹp nhất của cuộc đời. Cô tươi tắn, trẻ trung, căng đầy sức sống của tuổi thanh xuân.

+ Cô gái trong sáng, thuần khiết và yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

+ Là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

Câu 7 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 40:

Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca dao này và có đồng ý với cách hiểu đó không? Vì sao?

Trả lời:

– Bài 4 là lời của một chàng trai khi ngắm nhìn vẻ đẹp của cô thôn nữ giữa cánh đồng lúa bát ngát.

– Em có cách hiểu khác là: bài ca dao này chính là lời của cô gái được cất lên khi đắm chìm vào vẻ đẹp của cánh đồng, của thiên nhiên nơi làng quê.

– Em hoàn toàn đồng ý với cách hiểu này, vì:

+ Trong bài ca dao có xuất hiện những từ như “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”. Nó làm em liên tưởng đến hình ảnh cô gái di chuyển liên tục từ bên này sang bên kia để có thể ngắm hết vẻ đẹp của cánh đồng.

II. Luyện tập Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 40 – Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca?

Trả lời

– Thể thơ trong bốn bài ca chủ yếu đi theo hai thể thơ là:

+ Thể thơ lục bát truyền thống.

+ Thể thơ biến thể.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 40 – Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca là gì?

Trả lời:

– Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca là: tình yêu, sự tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước và con người Việt Nam.