I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 156:

Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế?

Trả lời:

– Tản Đà có tâm trạng chán trần thế trong Muốn làm thằng cuội là vì:

+ Ông đã chán trường, bất mãn với chế độ xã hội lúc bấy giờ.

+ Một xã hội tù túng, đất nước không được tự do, kẻ xấu lại vượt lên trên kẻ tốt.

+ Không đủ sức để xóa bỏ được xã hội mục nát đó.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 156:

Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng: Tản Đà là một hồn thơ “ngông”, em hiểu “ngông” nghĩa là gì (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3-4, 5-6.

Trả lời:

– Từ “ngông” có những ý nghĩa là:

+ Thể hiện sự bất cần đời, khinh thường những điều xấu xa của xã hội cũ.

+ Nhấn mạnh cách sống phóng khoáng, nhiệt tình, can đảm, dám đứng lên để bảo vệ cái lương thiện.

– Cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội là:

+ Một tâm hồn hồn nhiên, ngây thơ, không màng đến thế sự yên bình.

+ Thể hiện tác giả dám mơ dám nghĩ đến những điều phi thường, không ai dám làm.

+ Và tất cả ước mơ của Tản Đà cuối cùng là hư ảo,

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 156:

Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Cái cười trong Tựa nhau trông xuống thế gian cười có ý nghĩa là:

+ Thể hiện được sự vui xuống, thỏa mãn khi được rời khỏi chốn trần gian thối rữa.

+ Là sự chế giễu của tác giả đối với con người và xã hội thời đó.

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 156:

Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?

Trả lời:

– Những yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Muốn làm thằng cuội là:

+ Thể thơ thất ngôn bát cú tự nhiên, giản dị đúng với con người của Tản Đà.

+ Giọng điệu thơ linh hoạt khi da diết, u sầu; khi tức giận; khi thỏa mãn, hả hê.

+ Nhiều sự liên tưởng được sử dụng linh hoạt

II. Luyện tập

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 157:

Nhận xét về phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ.

Trả lời:

– Phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ:

+ Hai câu 3 – 4 đối về hình ảnh thơ và lời thơ: 

* Cung quế – Cành đa

* Đã ai ngồi đó chửa – xin chị nhắc lên chơi

+ Hai câu 5 – 6 đối về ý: không bạn thì tủi – có mây có gió lại vui.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 157:

So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7).

Trả lời:

– So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ Muốn làm thằng cuội với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là:

+ Ngôn ngữ:

* Bài thơ Muốn làm thằng cuội sử dụng những từ ngữ dân dã, giản dị, tự nhiên.

* Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan lại có ngôn ngữ sang trọng, cổ kính.

+ giọng điệu:

* Muốn làm thằng cuội có giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

* Qua Đèo Ngang lại có phần da diết, buồn thương, u sầu.