Lập luận rất cần thiết khi viết văn, trình bày, phát biểu. Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận sẽ giúp em củng cố kiến thức phần quan trọng này.

I. Lập luận trong đời sống – Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Lập luận tức là đưa ra những ý kiến, quan điểm cá nhân nhằm cho người đọc hiểu được, nhận thức được vấn đề.

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 32:

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

a) Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

c) Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.

Câu hỏi:

Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Trả lời:

– Em có bảng sau:


– Quan hệ của luận cứ đối với kết luận là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

– Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi được cho nhau.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 33:

Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:

a) Em rất yêu trường em…

b) Nói dối rất có hại…

c) … nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) … trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) …. em rất thích đi tham quan.

Trả lời:

a) Em rất yêu trường em vì nó là ngôi nhà thứ hai của em.

b) Nói dối rất hại vì nó sẽ làm hủy hoại đạo đức của mỗi người.

c) Học bài mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) Khi ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) Vì đi càng nhiều thì hiểu biết càng nhiều, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 33:

Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm…

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá…

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe…

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó…

e) Cậu này ham đá bóng thật…

Trả lời:

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đi chơi đi.

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, chúng ta phải học mới được.

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người xung quanh cảm thấy rất khó chịu.

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu.

e) Cậu này ham đá bóng thật, cậu ta chơi rất hăng say.

II. Lập luận trong văn nghị luận – Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 33:

Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến với xã hội. Ví dụ:

a) Chống nạn thất học.

b) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

c) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

d) Sách là người bạn lớn của con người.

e) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2, để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Trả lời:

– So sánh các ví dụ với một số kết luận ở mục I.2:

+ Ví dụ mang tầm vĩ mô hơn, nó hướng đến những vấn đề lớn lao trong đời sống của con người, của thế giới.

+ Một số kết luận ở mục I.2 chủ yếu đề cập đến những ý kiến vi mô, quan điểm cá nhân về những vấn đề nhỏ.

– Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận là: những kết luận mang tầm thế giới, khái quát về những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa sống còn cho nhân loại.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 134:

Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì?… Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Em hãy lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” bằng cách trả lời những câu hỏi trên?

Luyện tập về phương pháp lập luận: “Sách là người bạn lớn của con người”

Trả lời:

Những lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” là:

– Sách là một thứ vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

– Nội dung của luận điểm:

+ Sách đem lại cho con người những tri thức và sự hiểu biết.

+ Sách giúp cho con người khám phá sâu hơn, rộng hơn về thế giới.

+ Sách giúp con người giải trí.

+ Sách bồi dưỡng, nuôi lớn tâm hồn và đạo đức của con người.

– Cơ sở thực tế của luận điểm:

+ Những cuốn sách lịch sử sẽ đưa con người trở về với quá khứ của thế hệ đi trước, thậm chí nhìn thấy tương lai.

+ Sách địa lý đưa chúng ta đến với những vùng đất mới.

+ Những mẩu chuyện hài sẽ đem đến nụ cười cho chúng ta.

+ Sách đạo đức sẽ giúp con người hiểu hơn về đạo lý, pháp luật.

– Luận điểm này làm tăng sự yêu mến của con người đối với sách. Từ đó, con người sẽ chăm đọc sách và giữ gìn sách cẩn thận hơn.

Câu 3 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 134:

Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voiẾch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

Trả lời:

– Qua hai câu chuyện, em rút ra được bài học: chúng ta cần phải nhận thức, hiểu biết sâu sắc thì mới được nhận định, đánh giá về nó.

– Ếch ngồi đáy giếng:

+ Tính tình kiêu căng, tự tin quá mức sẽ chỉ khiến con người nhỏ bé hơn so với người khác và gây ra những sai lầm đáng tiếc.

+ Con người cần có tính khiêm tốn.

– Thầy bói xem voi:

+ Bản chất của một sự vật, sự việc không chỉ có một chiều mà nó đa chiều, nhiều ý nghĩa.

+ Nếu con người chỉ nhìn mọi thứ ở một chiều thì chắc chắn chúng ta còn nhiều thiếu sót.

+ Gây ra việc đánh giá sai về người khác.