Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự là nội dung làm văn trong chương trình. Để tóm tắt nhuần nhuyễn, em cần luyện tập thường xuyên.

Câu hỏi Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 61:

Để tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Các ý:

a) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

c) Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.

d) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.

e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.

g) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

h) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo.

i) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.

k) Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.

Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo.

Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên (Internet)

Yêu cầu Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

– Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?

– Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên theo một thứ tự hợp lí.

– Sau khi sắp xếp hợp lí, hãy viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng).

Trả lời:

– Bản liệt kê trên đã nêu được toàn bộ những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc.

+ Nếu cần bổ sung, thì em sẽ sắp xếp lại thứ tự cho hợp lí.

– Sắp xếp lại thứ tự cho hợp lý nhất là:

b) – c) – d) – a) – i) – e) – g) – k) – h)

– Tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng)

Lão Hạc là một người nông dân nghèo. Lão điển hình sống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam ta. Từ sớm, lão đã lâm vào cảnh gà trống nuôi con. Gia cảnh nghèo khó, đứa con trai bỏ nhà đi làm đồn điền cao su trong miền Nam. Lão Hạc sống cô đơn, hiu quạnh với một con chó tên là Vàng. Trải qua một trận ốm thập tử nhất sinh, sức khỏe lão yếu đi hẳn. Lão không còn đủ sức để đi kiếm chút tiền dành dụm cho con trai. Đến bước đường cùng, lão Hạc quyết định bán mảnh vườn. Số tiền này gửi cho ông giáo giữ hộ. Lão nói dối để xin Binh Tư ít bả chó. Cuối cùng, người nông dân ấy chết đau chết đớn vì ăn bả, chết trong sự nghèo khó và đau khổ. Không ai trong lòng hiểu vì sao lão Hạc chết ngoài ông giáo và Binh Tư.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 62 – Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).

Trả lời:

– Các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là:

+ Chị Dậu

+ Anh Dậu

+ Cai lệ

+ Người nhà lí trưởng 

– Những sự việc tiêu biểu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là:

+ Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng.

+ Cai lệ cùng người nhà lí trưởng đến nhà chị đòi thuế bằng vũ lực.

+ Chị Dậu van xin, quỳ lạy, khóc lóc.

+ Cai lệ không tha, đòi khăng khăng bắt anh Dậu mặc kệ anh có đang ốm nặng.

+ Quá uất ức, chị Dậu vùng lên đánh ngã cai lệ và người nhà lí trưởng.

– Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ (khoảng 10 dòng)

Gia đình chị Dậu là một gia đình khó nhất, nghèo nhất trong vùng nông thôn thuở ấy. Tuy nghèo nhưng chị và chồng vẫn phải đóng sưu thuế hằng tháng cho bọn quan lại. Một lần, vì gia đình quá túng thiếu, anh Dậu chưa nộp được sưu nên đã bị bọn lính lôi ra đình đánh đập, hành hạ. Sau trận no đòn này, anh Dậu bị ốm nặng. Chị Dậu phải nai lưng ra vừa kiếm tiền đóng sưu vừa chăm sóc cho chồng. Đến hạn, cai lệ cùng người nhà lí trưởng đến tận nhà đòi tiền chị Dậu. Chị quỳ lạy, khóc lóc, van xin khất mấy hôm nhưng bọn chúng không nghe, khăng khăng nếu không nộp tiền sẽ kéo anh Dậu đi. Đến bước đường cùng, chị Dậu đứng lên phảng khán dữ dội. Người đàn bà lực điền đã đánh ngã cả cai lệ cùng người nhà lí trưởng.

Câu 3* oSGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 62:

Có ý kiến cho rằng văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy.

Trả lời:

Có ý kiến cho rằng văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Vì cả hai bài tuy đều là văn bản tự sự nhưng lại rất ít sự kiện, nhân vật cũng như tình huống chính nên rất khó để tóm tắt.

+ Tôi đi học: là niềm chất chứa cảm xúc của đứa bé lần đầu đến với một thế giới mới mang tên trường học, có háo hức, phấn khởi và cũng có bồi hồi, lo lắng.

+ Trong lòng mẹ: là tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng và mẹ.

– Tóm tắt thử hai văn bản:

+ Tôi đi học

Văn bản Tôi đi học đã khắc họa, kể lại cảm xúc của một đứa bé mới bước chân vào một thế giới mới mang tên trường học. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi đã đi theo quá trình của buổi tựu trường. Mở đầu là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, hồ hởi, phấn khích của tôi khi được khoác lên bộ đồng phục mới, chiếc cặp mới, đồ dùng sách vở mới thơm tho, sạch sẽ. Tiếp đó, tôi cảm thấy hơi bồi hồi, lo lắng vừa lạ vừa quen với lớp học mới, với những người bạn mới. Cuối cùng kết thúc lại là sự xúc động, vui mừng khôn xiết của tôi khi bước vào lớp 1. 

+ Trong lòng mẹ:

Bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân không có tình yêu giữa bố và mẹ. Sau khi bố mất không được bao lâu thì mẹ cũng bỏ đi xứ kiếm sống, bé Hồng sống cô đơn, lạc lõng một mình. Những dù có phải nghe những lời đay nghiến, nói xấu của bà cô thì bé Hồng vẫn luôn luôn giữ trọn niềm tin vào người mẹ của mình. Hồng tin mẹ vẫn luôn yêu thương mình, tin rồi một ngày mẹ cũng quay về. Và ngày ấy cuối cùng cũng đến, bé Hồng gặp lại mẹ sau nhiều năm xa cách, được vỡ òa trong lòng mẹ, trong hơi ấm tình thân đến tê dại. Câu chuyện đã khắc họa một tình mẫu tử thiêng liêng, quý giá mà thời gian, không gian, thậm chí là những hủ tục lạc hậu cũng không thể phá hủy nó.