Phần luyện tập lập luận chứng minh ở nhà

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

  1. Để làm tốt bài văn này, các bạn cần chuẩn bị theo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Bước 2: Lập dàn bài

Bước 3: Viết một số đoạn văn.

Bước 4: Soạn phần Mở bài, Kết bài.

  1. Gợi ý tìm hiểu đề văn

Câu hỏi a: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn” là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?

Gợi ý trả lời:

– Đề yêu cầu chứng minh về một vấn đề liên quan đến tư tưởng của con người được thể hiện qua các câu tục ngữ.

– Hai câu tục ngữ trên mang hàm ý nhắc nhở mọi người và những thế hệ sau phải luôn có ý thức để ghi nhớ công ơn, công lao to lớn của những thế hệ đi trước.

– Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi người viết phải đưa ra những luận điểm để cho thấy rằng, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhờ nguồn” không chỉ là một thói quen mới mà là một đạo lí đúng đắn từ ngàn xưa.

Câu hỏi b: Em hãy diễn giải xem đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn có nội dung như thế nào?

Gợi ý trả lời:

– Theo em, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nội dung nghĩa đen là khi ăn quả chín, ngon của cây nào thì nhớ cây đó. Nghĩa bóng là trong cuộc sống khi thừa hưởng thành quả của những người đi trước để lại thì phải biết ơn.

– Còn “Uống nước nhớ nguồn” cũng có nghĩa đen là khi uống nước thì phải nhớ đến cội nguồn để có dòng nước ấy. Còn nghĩa bóng, sâu xa hơn thì là con người sinh ra cần phải ghi nhớ về cội nguồn của mình. Nhớ về nòi giống, tổ tiên, cha ông đã sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Câu hỏi c: Tìm những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn trong thực tế đời sống.

Gợi ý trả lời:

– Các lễ hội trong năm ở nước ta cũng là mộ trong những hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên. Ví dụ như lễ hội ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Mồng Mười Tháng Ba. Đây là ngày để cả đất nước nhớ tới công ơn dựng nước của các vua Hùng. Hoặc ngày Lễ Vu Lan báo hiếu vào rằm tháng 7 hàng năm, để tưởng nhớ, báo đáp công ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng;

– Các ngày cúng giỗ trong các gia đình có ý nghĩa quan trọng. Đó là ngày con cháu tới cội nguồn dòng họ, dòng tộc. Con cháu nhớ tới tổ tiên, ông bà. Đó cũng là ngày con cháu sum vầy, để tăng thêm sự gắn kết gia đình, anh em dòng họ.

– Ngày Thương Binh liệt sĩ, 27/7 là ngày để các thế hệ người Việt Nam tưởng nhớ công ơn những người đã hy sinh vì sự độc lập tự do của đất nước trong các cuộc chiến tranh; Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày học sinh, sinh viên tri ân công lao dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô giáo; Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày để mọi người thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng tới người bà, người mẹ, người chị, người cô, người em gái…những người phụ nữ trong gia đình; Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 nhằm tri ân những cống hiến to lớn của lực lượng y bác sĩ, thầy thuốc trong sự nghiệp cứu chữa bệnh.

– Người Việt Nam không thể sống thiếu các phong tục, lễ hội ấy được. Bởi đấy là đạo lý từ ngàn đời nay. Nó đã trở thành nét đẹp trong phong tục, tập quán của người Việt.

Câu hỏi: Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn gợi cho em suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời:

Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” gợi cho em suy nghĩ về truyền thống, văn hóa của người Việt Nam. Đấy là một đạo lý tình người rất cần được duy trì và phát huy. Tuy nhiên, ngày nay, để đạo lý ấy có ý nghĩa sâu sắc hơn, những người thực hiện phải hành động một cách chân thành, với những hành động việc làm thiết thực. Chứ không đơn giản chỉ hô hào, nói miệng làm cho có. Mà phải xây dựng đó là một thói quen hàng ngày, thói quen lan truyền rộng khắp.

Phần Lập dàn ý, luyện tập lập luận chứng minh

Dưới đây là gợi ý để lập dàn ý cụ thể cho đề văn trên. Các bạn có thể tham khảo để vận dụng vào bài làm của mình nhé!

  1. Mở bài:

+ Từ nhiều ngàn đời nay, mọi thế hệ nhân dân Việt Nam luôn nhắc nhở nhau sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

+ Đây là truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa của bao đời, được lưu truyền qua mọi thế hệ.

  1. Thân bài:
  2. Đầu tiên các bạn cần giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ trên. Cụ thể đó là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là việc ghi nhớ công ơn của người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng của người được hưởng thành quả đó. Còn Uống nước nhớ nguồn, là đạo lí mà người thế hệ sau ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước, nhớ về nguồn cội, nguồn gốc của mình.

– Tiếp đến, các bạn đưa ra các dẫn chứng để chứng minh cho việc nhân dân Việt Nam thực hiện đạo lí này qua các hành động, lời ăn tiếng nói hàng ngày.

luyen tap lap luan chung minh

Cụ thể thông qua các lễ hội được duy trì từ ngày xưa như:

+ Đó là trong các gia đình luôn có ngày giỗ tổ, ngày giỗ họ. Cả đất nước thi có ngày giỗ Tổ Hùng Vương; Ngoài ra các vùng miền còn có các ngày lễ tế Thần Nông, Tịch Điền, tết mùa màng, tết tảo mộ… Đó là những ngày lễ tết người trong gia đình, họ hàng, dân làng để tưởng nhớ tới công ơn của thần linh, của ông bà, tiên tổ… Những người đã cho mình cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc của hiện tại.

+ Trong các gia đình, hầu như nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên để thờ cúng ông bà, tổ tiên để kính nhớ đến những người đã khuất.

+ Con cái luôn có ý thức trách nhiệm phụng dưỡng, báo hiếu với ông bà, cha mẹ lúc lớn tuổi.

+ Trên khắp đất nước Việt Nam, hầu như thôn xóm, vùng miền nào cũng có chùa chiền, đền thờ miếu mạo thờ phụng các bậc anh hùng, tiền bối đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Như Đền Trần Hưng Đạo ở Nam Định thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Trường Ba Đình; Đền Hùng thờ các vua Hùng ở Phú Thọ; Thành Cổ Loa thờ vua An Dương Vương…

Những đạo lý tốt đẹp đó còn duy trì và phát huy đến ngày nay:

+ Ngoài các đền thờ miếu mạo xưa kia, ngày nay nước ta còn có thêm các viện bảo tàng để các thế hệ sau có thể tới đó tham quan, biết thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc.

+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa được tổ chức thường xuyên như ngày 27/7 (ngày Thương binh liệt sĩ); ngày 27/2 (ngày Thầy thuốc Việt Nam), ngày 20/11 (ngày Nhà giáo Việt Nam)…

+ Các phong trào này không chỉ người lớn thực hiện mà các thế hệ con cháu, học sinh cũng được học tập và thực hiện.

+ Một người vong ơn bội nghĩa là một kẻ đáng trách, nếu một xã hội mà không biết ơn, không biết kính trọng những thế hệ đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thì xã hội đó sẽ thật không đáng sống. Xã hội đó sẽ trở nên hỗn loạn, đạo đức suy đồi…

  1. Kết bài:

+ Ở phần kết bài, các bạn khẳng định lại lần nữa về sự đúng đắn của đạo lí tư tưởng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”. Đó là lòng biết ơn là thiêng liêng, đạo đức phẩm cao quý của mỗi người cần duy trì và phát triển.

+ Nếu chúng ta thực hiện điều này mỗi ngày sẽ tạo nên vẻ đẹp tinh thần, thói quen truyền thống tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam.