I/ Ôn luyện lý thuyết luyện tập làm văn bản tường trình

luyen tap lam van tuong trinh

Câu 1: Mục đích viết tường trình là gì?

Gợi ý trả lời:

Mục đích viết tường trình là trình bày những thiệt hại; trình bày các mức độ trách nhiệm của người tường trình; đồng thời miêu tả, kể lại các sự việc, sự kiện xảy ra nhằm xem xét, giải quyết sự việc.

Câu 2: Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống nhau và có gì khác nhau?

Gợi ý trả lời:

– Những điểm giống nhau giữa văn bản tường trình và văn bản báo cáo đó là: thể thức và nội dung trình bày đều có thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc cụ thể, rõ ràng

– Điểm khác nhau giữa hai loại văn bản này đó là ở văn bản tường trình thì chỉ nói về những sự việc có để lại hậu quả, nhằm xác định mức độ trách nhiệm của người phải tường trình. Thường là những sự việc mang tính tiêu cực. Tong khi đó, văn bản báo cáo lại trình bày những nội dung, vấn đề mang tính tích cực, như tổng kết các ư điểm,khuyết điểm và có cả phương hướng, giải pháp sắp tới.

Câu 3: Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?

Gợi ý trả lời:

>> Bố cục của một văn bản tường trình thường có 3 phần.

>> Những mục không thể thiếu trong kiểu văn bản này đó là:

+ Thể thức mở đầu văn bản tường trình:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  • Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải)
  • Tên văn bản (ghi chính giữa):

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về……

  • Người (cơ quan) nhận bản tường trình: Kính gửi:…

+ Nội dung tường trình:

+ Thể thức kết thúc văn bản: lời đề nghị, cam đoan, chữ ký và họ tên người tường trình.

>> Phần nội dung tường trình cần đầy đủ thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu,hậu quẩ thế nào, ai chịu trách nhiệm; Đồng thời đòi hỏi thái độ người viết tường trình phải trung thực, khách quan.

II/ Thực hành luyện tập làm văn bản tường trình

luyen tap lam van tuong trinh

Câu 1: Chỉ ra những lỗi sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

a) Một học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đã làm bản tường trình nộp cho cô giáo.

b) Để chuẩn bị Đại hội chi đội TNTP Hồ Chí Minh, chi đội trưởng đã viết bản tường trình.

c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể chii đội đã thực hinej và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.

Gợi ý trả lời:

Lỗi sai trong việc sử dụng văn ở các tình huống sau đó là:

– Tình huống a) chúng ta thấy việc bạn sử dụng văn bản tường trình là đúng. Tuy nhiên, bạn ấ cần viết tường trình dưới hình thức bản tự kiểm điểm. Bởi việc đi học muộn là một khuyết điểm nên phải tường trình sự việc để cô giáo cân nhắc, và xem xét.

– Tình huống b), có nội dung lầ để chuẩn bị Đại hội chi đội, là sự việc có nooitj dung tổng kết và dự thảo các phương hướng kế hoạch sắp tới. Do vậy, lỗi sai ở đây là phải dùng văn bản báo cáo chứ không phải văn bản tường trình.

– Tình huống c) cũng vậy, đây là nội dung cô giáo muốn về những kết quả đẫ đạt được, những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục chứ không phải là một sự việc nào đó để lại hậu quả. Do đó, lỗi ở đây là lỗi dùng sai văn bản tường trình. Các bạn cần dùng văn bản báo cáo sẽ phù hợp hơn.

Câu 2: Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa)

Gợi ý trả lời:

Có thể nêu ra hai tình huống sau đây:

(1) Bạn Thảo Linh vì muốn nghỉ học tiết Thể dục nên đã nói dối thầy là đi tập văn nghệ cho trường, do cô Truyền thông phụ trách. Sau đó, Thảo Linh đã cùng hai bạn khác lớp chơi tranh thủ chơi ở Hội trường nên đã bị giáo viên chủ nhiệm bắt gặp. Trước đó, không thấy học sinh về ăn trưa sau khi hết tiết Thể dục nên cô giáo đã chủ nhiệm rất lo lắng. Sau khi giáo viên chủ nhiệm hỏi cô Truyền thông thì biết được sự việc không có. Do đó, cô yêu cầu Thảo Linh phải viết lại bản tường trình để trình bày về sự việc.

(2) Bạn Nhật Nam và Gia Huy xảy ra xích mích dẫn đến đánh nhau. Bạn Nhật Nam phải lên phòng y tế vì bị chảy máu ở mũi. Sự việc dẫn đến hậu quả khá nghiêm trọng nên cô giáo yêu cầu cả hai bạn phải viết bản tường trình kể lại sự việc.

Câu 3: Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình?

Gợi ý trả lời:

Từ tình huống (2) có thể viết một văn bản như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc xảy ra xích mích với bạn Nhật Nam.

Kính gửi: Cô Vũ Hồng Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 9P3.

Em là Trần Gia Huy, học sinh lớp 9P3 trường THCS Marie Curie, xin phép được tường trình với cô về sự việc như sau.

Sáng nay, ngày thứ Ba (3/3/2019), em đang chơi bóng ở sân trường thì bạn Nhật Nam đã đến và lấy bóng của em. Em đã bảo bạn trả lại nhưng bạn không trả. Sau đó bạn còn chửi em. Do tức giận nên em đã đánh bạn trước. Sau đó bạn đánh lại em. Sau đó, em đấm bạn mạnh quá nên bạn bị chảy máu mũi. Sau đó, một số bạn đã vào can ngăn chúng em. Em bình tĩnh hơn rồi cùng các bạn đưa Nhật Nam lên phòng y tế. Em đã xin lỗi bạn và bạn cũng đã xin lỗi em.

Em xin cam đoan sự việc trên đúng sự thật. Em xin cô tha thứ cho sự việc mà chúng em đã gây ra. Em xin hứa sẽ không bao giờ để xảy ra sự việc tương tự.

Người làm tường trình

Trần Gia Huy