Bài học về kiến thức ngữ văn trang 89 – 90 gồm các nội dung các em cần nắm được dưới đây.

Trước khi đi cụ thể vào kiến thức ngữ văn trang 89 – 90, các em cần hiểu thế nào là văn bản thông tin. Văn bản thông tin là văn bản có chức năng cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các địa điểm, hướng dẫn các quy trình công việc… Có nhiều văn bản thông tin sẽ bao gồm thông tin bằng chữ và các hình ảnh, âm thanh, video đi kèm…

kien-thuc-ngu-van-trang-89-90

1. Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả

Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thường bao gồm ba thông tin chính: nguyên nhân – diễn biến – kết quả, nhằm trả lời ba câu hỏi lớn: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy?, Sự việc ấy diễn ra thế nào?, Kết quả ra sao?.

Ví dụ: Một bài báo thuật lại sự kiện cháy nhà xưởng. Trong bài báo sẽ nêu thời gian diễn ra sự việc, nguyên nhân của vụ cháy, vụ cháy đã gây ra những thiệt hại gì.

2. Biên bản – Kiến thức ngữ văn trang 89 – 90

Biên bản là bản ghi lại những gì thực tế đã và đang xảy ra (về một sự việc cần ghi nhớ hoặc cần xử lí) để làm chứng cứ, làm căn cứ; hoặc là bản ghi lại tiến trình, nội dung, kết quả thảo luận (của một vụ việc, cuộc họp, hội nghị).

Ví dụ: Biên bản ghi lại cuộc họp của lớp, của nhà trường. Biên bản này thể hiện được thời gian diễn ra cuộc họp, thành phần tham gia, nội dung chính được thảo luận trong cuộc họp, kết luận của cuộc họp, thời gian kết thúc cuộc họp.

3. Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại; đánh dấu tên của một tác phẩm. Hoặc dùng để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

VD: “Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn.” (Thúy Lan, Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử).

kien-thuc-ngu-van-trang-89-90-1
Mẫu Biên bản họp lớp

4. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu – Kiến thức ngữ văn trang 89 – 90

Bên cạnh yêu cầu sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, việc dùng từ, đặt câu còn phải phù hợp với với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản. Cụ thể là:

* Sử dụng từ ngữ

– Sử dụng từ ngữ phù hợp với đề tài của văn bản: Các đề tài văn hóa, giáo dục, thể thao… sẽ có những từ ngữ riêng phù hợp

– Sử dụng từ ngữ phù hợp với tính chất của loại văn bản: Nếu là văn bản giải trí thì sử dụng từ ngữ vui tươi, giàu hình ảnh; văn bản hành chính thì từ ngữ phải trang trọng; thư từ thì sử dụng từ ngữ gần gũi, thân mật, phù hợp với mối quan hệ giữa người viết và người đọc

– Sử dụng từ ngữ phù hợp với bạn đọc: Ví dụ ngôn ngữ phù hợp với người già hay người trẻ, phù hợp với người quan tâm đến thể thao hay quan tâm đến chính trị.

*Đặt câu phù hợp

– Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản: Ví dụ: Văn bản hành chính, thư từ có những quy ước về cách viết; văn bản truyện dân gian thường mở đầu bằng câu giới thiệu sự tồn tại của đối tượng, như: Ngày xửa ngày xưa…

– Việc lựa chọn cấu trúc câu cũng cần phù hợp với ngữ cảnh (nghĩa là phù hợp với câu đứng trước và câu đứng sau) để tạo thành một mạch văn thống nhất, đồng thời không lặp cấu trúc, gây nhàm chán.

KẾT

Với bài soạn kiến thức ngữ văn trang 89 – 90 trên này, sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học trên lớp.