Phần 1: Kiến thức Ngữ văn khái quát về Văn bản nghi luận

  1. Khái niệm văn bản nghị luận

– Theo các chuyên gia nghiên cứu về văn chương, thì văn bản nghị luận là một loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc người nghe về một vấn đề nào đó. Ví dụ như vấn đề: “Cần phải bảo vệ môi trường vì sức khỏe của mỗi người”; Hay “Lao động là vinh quang”; Hoặc “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”…

  1. Nội dung văn nghị luận

– Để thuyết phục được người nghe, người đọc, những người viết, người nói phải sử dụng ngôn từ làm sao có thể bày tỏ rõ ràng ý kiến, quan điểm của mình.

– Cuối cùng, người viết, người nói phải dùng mọi bằng chứng, dẫn chứng cụ thể kết hợp cùng các lý lẽ để làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học thì là loại văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học. Ví dụ như: “Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí phèo”; Hoặc “Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ”…

kien thuc ngu van 1

Phần 2: Kiến thức Ngữ văn về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng

  1. Ý kiến:

– Theo các chuyên gia tổng hợp, thông thường, ý kiến sẽ là một nhận xét mang tính phủ định hoặc khẳng định. Ví dụ như “Xuân Diệu đích thực là ông hoàng thơ tình của Việt Nam”; Hoặc “Nếu không hành động ngay bây giờ, tương lai chúng ta sẽ sống trên đống rác”… Ý kiến của một văn bản nghị luận thường được nêu ở nhan đề hoặc mở đầu các bài viết.

  1. Lí lẽ:

– Có thể nói, lí lẽ là những ý thường dùng để tập trung giải đáp nguyên nhân hay trả lời các dạng câu hỏi như Vì sao? Tại sao? Do đâu?. Ví dụ như: Do đâu, môi trường ngày càng ô nhiễm? Vì sao tác phẩm “Thánh Gióng” lại là truyện truyền thuyết?

  1. Bằng chứng (dẫn chứng)

– Bằng chứng hay còn gọi là dẫn chứng thông thường là các số liệu, hiện tượng cụ thể nhằm minh họa và làm sáng tỏ hơn cho phần lí lẽ. Ví dụ như: để minh chứng cho việc Trái đất ngày càng ô nhiễm, các bạn có thể đưa ra số liệu cụ thể như: “Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, trong năm 2018 có đến hơn 80% lượng nước thải trên thế giới chảy ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý”;

Phần 3: Thành ngữ

kien thuc ngu van 1

  1. Khái niệm thành ngữ

– Trong kho tàng văn học Việt Nam, không ai là không biết về các câu thành ngữ và tục ngữ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thành ngữ là gì. Vậy, theo các nhà nghiên cứu, thành ngữ là một tập hợp từ cố định, ngắn gọn, hàm súc. Nó có tính hình tượng và biểu cảm cao. Nghĩa của nó thường rất sâu xa, không chỉ giải thích đơn giản bằng nghĩa các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ thược được dùng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói của dân gian cũng như trong các sáng tác thơ ca văn học của tiếng Việt.

– Các bạn cần phân biệt với Tục ngữ. Tục ngữ lại là những một câu nói đã hoàn chỉnh. Bản thân mỗi câu tục ngữ thường đã diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm truyền đạt kinh nghiệm sống, phê phán hiện tượng sự việc hay nhận xét các quan hệ xã hội. Mỗi một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Bởi nó đã mang trong mình những chức năng cơ bản của văn học như là nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục.

  1. Ví dụ cụ thể:

– Ví dụ: Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng; Bụt chùa nhà không thiêng; Cha mẹ sinh con, trời sinh tính;… Với việc sử dụng thành ngữ sẽ giúp cho lời ăn tiếng nói cũng như bài văn thêm sinh động, sâu sắc và có tính biểu cảm cao.

Phần 4: Kiến thức Ngữ văn về dấu chấm phẩy

  1. Khái niệm

Dấu chẩm phẩy có ký hiệu là “;”. Đây là dấu câu dùng để đánh dấu về ranh giới giữa các bộ phận trong các phép liệt kê hoặc các vế ở câu ghép phức tạp

  1. Công dụng:

– Dấu chấm phẩy có rất nhiều công dụng. Ở phần kiến thức Ngữ văn này, các bạn có thể nhận thấy, dấu câu này dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liên kết phức tạp.

Ví dụ cụ thể như: “Dịch bệnh đang hoành hành phức tạp, vì vậy mọi người cần tuân thủ đủ thông điệp 5 K của Chính phủ. 1- Khoảng cách: giữ khoảng cách với người khác; 2- Khẩu trang: đeo khẩu trang khi ra đường và nơi công cộng; 3- Khử khuẩn: thường xuyên khử khuẩn tay và các bề mặt tiếp xúc nhiều; 4- Khai báo y tế: khai báo y tế khi thấy có các biểu hiện ho sốt, đau họng; 5- Không tụ tập: không tụ tập đông người.”.