Mục lục

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

kiem tra truyen trung dai

 

Câu 1: ( Kiểm tra truyện trung đại )Lâp bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:

kiem tra truyen trung dai kiem tra truyen trung dai kiem tra truyen trung dai kiem tra truyen trung dai

Câu 2: (Kiểm tra truyện trung đại) Kiểm tra truyện trung cổ qua việc phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

Gợi ý trả lời:

– Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều đó là, tất cả cả họ đều mang vẻ đẹp cả ngoại hình và tâm hồn. Nếu như Thúy Kiều, Thúy Vân là những người mang vẻ đẹp “Mười phân vẹn mười”, vẻ đẹp khiến thiên nhiên cảm thấy ghen tức, thua thiệt, khiến người khác phải “nghiêng nước, nghiêng thành”. Thúy Kiều không chỉ cầm kỳ thi họa không ai sánh bằng, lại thêm phẩm hạnh hiếu thảo với mẹ cha, thủy chung son sắt với người yêu. Trong khi đó, Vũ Nương lại người “tư dung tốt đẹp”, nết na, thùy mị, thủy chung với chồng con, hiếu thảo với mẹ già, chu đáo với con nhỏ. Không chỉ có vậy, ẩn sau những vẻ đẹp đó là khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, chính nghĩa. Vũ Nương còn có tấm lòng vô cùng nhân hậu và vị tha khi hiện về cảm tạ chàng Trương đã lập đàn giải oan cho mình, và không còn hờn trách chàng.

– Bi kịch: xinh đẹp, phẩm hạnh là thế nhưng những người phụ nữ này đều chịu nhiều đau khổ. Thúy Kiều phải bán thân với số tiền rẻ mạt. Tình yêu trong sáng, đầu đời đẹp đẽ của nàng bị tan vỡ, không thể giữ trọn lời thề. Nàng bị lọc lừa, bán vào lầu xanh, phải chịu đựng lưu lạc 15 năm với biết bao cay đắng, tủi nhục. Kiều trở thành món hàng hóa để người ta trao đổi, buôn bán. Trong khi đó, Vũ Nương bị oan khuất, không thể giải thích, minh oan, bị chà đạp lên nhân phẩm, bị chồng chửi mắng, vu khống để rồi vì quá uất ức mà tự vẫn, gieo mình xuống sông.

Câu 3: Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn), Mã Giám Sinh mua Kiều?

Gợi ý trả lời:

– Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: ăn chơi xa hoa vô độ, trụy lạc, cướp bóc dân chúng không thương tiếc. “Việc xây dựng đình đài cứ liên miên”; một tháng 3 4 lần Vương dạo quanh bờ Tây Hồ, để giả vờ đi chợ dạo quanh những bách hóa do các nội thần bày bán; “bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu thứ gì”. “Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”;…

– Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện qua Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn): hèn nhát, xu nịnh ngoại bang, bỏ mặc con dân đói khổ, lầm than. Khi nghe tin quân vua Quang Trung đã đánh đến đồn Ngọc Hồi thì “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy”; mặc cho quân lính phía sau xô nhảu chạy rơi xuống sông chết làm tắc ngẽn cả sông Nhị Hà; còn vua Lê thì cũng “chạy đến bên sông thì thấy cầu phap đã đứt, thuyền bè cũng không, nên chạy đến Nghi Tàm, cướp thuyền đánh cá của dân và vội vàng chèo sang bờ bắc;

– Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện qua Mã Giám Sinh mua Kiều đó là sự giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm. Đứng trước một người con gái đoan trang, xinh đẹp với hoàn cảnh bi thương như vậy nhưng Giám Sinh không hề có chút lòng thương. Hắn còn thẳng thừng ngả giá, “cò kè bớt một thêm hai”, “Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”,trong khi bà mối nói rằng nàng Kiều giá nghìn vàng thì Mã kia chỉ bảo “giá vàng ngoài bốn trăm”. Chúng mải mê tính toán mà chẳng may đoái hoài đến nỗi đau khổ của nàng Kiều.

Câu 4: Phân tích hình tượng các nhân vật Nguyễn Huệ (đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn); Lục Vân Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga)?

Gợi ý trả lời:

– Hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ được xây dựng là một người có lòng nồng nàn yêu nước, vô cùng quả cảm. Ông còn là một người quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng và tài trí hơn người, biết tôn trọng, lắng nghe lời của quân sĩ cũng như quan thần. Điều đó thể hiện qua những việc làm, hành động và lời nói trong văn bản cụ thể như: “tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp với các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay”;nghe lời quân sĩ, Nguyễn Huệ lên ngoi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung đẻ làm yên lòng dân; nghe lời Nguyễn Thiếp, tuyển thêm quân sĩ. Đồng thời “cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính”; “sai mở tiệc khao quân”; khẳng định với quân sĩ về chiến thắng “hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác”.

– Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích thể hiện là một người vô cùng hào hiệp, trượng nghĩa và có lý tưởng sống cao đẹp. Chàng không chỉ là một người có học thức, khát khao bảo vệ công lý, giúp đỡ kẻ yếu, người nghèo, gặp hoạn nạn. Cụ thể qua những câu thơ như: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn/ Nào ai tính thiệt so hơn làm gì/ Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Câu 5: Kiểm tra truyện trung đại qua việc nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều?

Gợi ý trả lời:

– Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đồiNguyễn Du sinh năm 1765 và mất năm 1820. Ông quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quí tộc, có truyền thống về văn chương. Nguyễn Du là một người có am hiểu vô cùng sâu rộng về văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Sự nghiệp văn học của đại thi hào bao gồm nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị lớn như Truyện Kiều. Ông từng phải làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc lần 1. Năm 1820 ông được cử đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp thì lâm bệnh và mất tại Huế. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII  và nửa đầu thế kỉ XIX.  Đó là thời kỳ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng, với nhiều phong trào nông dân khởi nghĩa.

  • Tóm tắt Truyện Kiều:

Truyện Kiều gồm 3 phần. Phần 1 là Gặp gỡ và đính ước với nội dung giới thiệu về gia đình Thúy Kiều, cùng tình yêu đẹp đẽ trong sáng của Thúy Kiều và chàng Kim Trọng.

Phần 2 là Gia biến và lưu lã nói về những sự cố xảy ra trong gia đình Kiều dẫn đến việc Kiều phải bán mình cứu gia đình, và những biến cố trong cuộc đời nàng suốt 15 năm. Đó là Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh. Kiều làm vợ Thúc Sinh, Kiều gặp Từ Hải, Kiều bị Hồ Tôn Hiến ép gả cho thổ quan, Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu rồi nương nhờ cửa phật.

Phần 3 có tên là Đoàn tụ. Có nội dung nói về việc Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn một lòng nhớ thương Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều đoàn tụ. Sau đó, Kim Kiều nối lại tình duyên.

Câu 6: Qua các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân áo oán, hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều?

Gợi ý trả lời:

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:

– Đó là tác phẩm đã ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người cụ thể là vẻ đẹp ngoại hình, đức hạnh, tài năng của Thúy Kiều và Thúy Vân. Ví dụ như: “Vân xem trang trọng khác vời/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”; “Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn/ Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”….

– Tác phẩm là tiếng nói cảm thương, xót xa, là tiếng khóc than trước số phận bi kịch của con người. Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của Kiều. Nàng bị chà đạp nhân phẩm, bị xã hội, đồng tiền và các thế lực tàn bạo xem như món hàng hóa. Ví dụ qua những câu thơ như: “Cò kè bớt một thêm hai”/ “Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”;

– Giá trị nhân đạo còn được thể hiện phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính của con người, tác phẩm cũng là bài ca về tình yêu tự do, thuần khiết và chung thủy. Ví dụ qua một số hình ảnh như: “Êm đềm trướng rũ màn che/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai”; “Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm”;

– Tác phẩm còn thể hiện khát vọng về cuộc sống bình đẳng, công lý, tự làm chủ cuộc đời, thay đời hành đạo qua hình tượng Từ Hải, cũng như qua việc làm báo ân báo oán của Thúy Kiều. Ví dụ qua một số hình ảnh thơ như “Tha ra thì cũng may đời/ Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen/Đã lòng tri quá thì nên/ Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”.

Câu 7: Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật)?

Gợi ý trả lời:

– Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Truyện Kiều là sự kết tinh đặc sắc về ngôn ngữ dân tộc và thể lục bát. Giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hiểu.

– Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên hoàn mĩ, giàu chất thơ, chất nhạc giúp bức tranh thiên nhiên hiện ra sinh động, chân thực. Giúp người đọc dễ dàng tưởng tượng ra cảnh sắc mặc dù không được trực tiếp chứng kiến. Ví dụ như hình ảnh “Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Không chỉ vậy, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên còn đạt đến đỉnh cao khi qua đó bộc lộ được tâm trạng của nhân vật, người đọc thấy được cảm xúc của con người qua cảnh vật.

– Nghệ thuật miêu tả nhân có thể nói là thành công rực rỡ. Tác giả tác phẩm không chỉ khắc họa chân dung bề ngoài của nhân vật một cách rõ rệt, chân thực đến từng chân tơ kẽ tóc mà còn nói về tính cách nhân vật đặc sắc không từ nào có thể thay thế. Ví dụ như, nói đến Mã Giám Sinh là người ta nghĩ ngay tới những câu thơ như “Mày rau nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”; nhắc đến Thúy Kiều thì nghĩ ngay tới hình ảnh: “Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”; …