Kiểm tra tổng hợp cuối năm gồm các nội dung về phần đọc – hiểu văn bản, phần tiếng Việt, phần tập làm văn và những lưu ý về hướng kiểm tra, đánh giá một bài thi môn ngữ văn chất lượng.

I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý

1. Phần Đọc – hiểu văn bản

Với phần đọc – hiểu văn bản, em cần tập trung vào các thể loại văn học sau:

– Văn nghị luận: một số tác phẩm nghị luận chính trị – xã hội và nghị luận văn học như Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lít Ten)…

– Thơ hiện đại: các bài thơ sau Cách mạng tháng Tám 1945 như Con cò (Chế Lan Viên), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh), Nói với con (Y Phương)… Bên cạnh bài thơ Việt Nam, còn có thơ nước ngoài như bài Mây và sóng (Ta-go)…

– Truyện hiện đại (học các tác phẩm như Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). Phần truyện nước ngoài trích đoạn các tác phẩm: Rô-bin-xơn Cru-xô (Đi-phô), Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (Lân-đơn).

– Kịch hiện đại: học trích đoạn kịch Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng), Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ).

kiem-tra-tong-hop-cuoi-nam-2

2. Kiểm tra tổng hợp cuối năm – Phần tiếng Việt

Phần tiếng Việt em cần ông lại cách kiến thức về: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý…

– Các nội dung kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt sẽ được kiểm tra chủ yếu thông qua thực hành, cụ thể:

+ Thực hành nhận diện thành phần câu, phép liên kết, liên kết đoạn văn, hàm ý của câu trong văn bản.

+ Thực hành vận dụng nội dung đã học trong khi viết bài tập làm văn.

3. Phần tập làm văn

Các kiến thức về phần tập làm văn các em cần lưu ý ôn lại và ghi nhớ:

a) Nghị luận xã hội: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

b) Tiếp tục học và rèn luyện một số tri thức và kĩ năng làm văn cao hơn so với các lớp dưới, cụ thể là tập trung hình thành và rèn luyện kĩ năng như phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá.

– Ngoài ra em cần lưu ý ôn tập một số văn bản hành chính – công vụ: Biên bản, hợp đồng, Thư chúc mừng và thăm hỏi.

Nhìn chung, hệ thống đề làm văn trong sách Ngữ văn 9, tập 2 có yêu cầu cao hơn so với các lớp dưới, đáng chú ý là đề có mệnh lệnh, đề có tính chất mở, đề có nhan đề kèm theo; đề cũng đòi hỏi cao hơn về ý và sự linh hoạt, sáng tạo trong diễn đạt khi viết bài.

II. KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM – CÁCH ÔN TẬP VÀ HƯỚNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

1. Cách ôn tập

– Phạm vi: Ngoài nội dung chính trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2; em cần ôn lại kiến thức từ Ngữ văn 9, tập 1 và Ngữ văn các lớp dưới, 6, 7, 8 để kiến thức có hệ thống để giải quyết tốt nhất yêu cầu của đề bài.

– Nội dung ôn tập: Các hướng dẫn nội dung ôn tập chi tiết, em đọc kỹ trong SGK, tuy nhiên tóm gọn các kiến thức cần nắm như sau:

+ Nội dung ôn tập tác phẩm: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật.

+ Kiến thức đọc hiểu: Các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, tiếng Việt.

kiem-tra-tong-hop-cuoi-nam-3
Chi tiết cách ôn tập ngữ Văn 9.

2. Kiểm tra tổng hợp cuối năm – Hướng kiểm tra, đánh giá

Để giải quyết đúng yêu cầu của đề bài và đạt được điểm cao, em cần nắm được hướng kiểm tra, đánh giá một bài làm đáp ứng yêu cầu. Trong SGK đưa ra các hướng kiểm tra, đánh giá cụ thể, em cần tham khảo kĩ. Có thể tóm tắt các hướng như sau:

kiem-tra-tong-hop-cuoi-nam-1
Chi tiết hướng kiểm tra, đánh giá  bài thi cuối kì Ngữ văn 9.

– Hình thức bài làm là kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

– Cấu trúc 2 phần tự luận và trắc nghiệm: 40% – 60% hoặc 30% – 70%.

– Việc kiểm tra, đánh giá tập trung vào hai phương diện: Đánh giá kiến thức đọc hiểu văn bản và đánh giá khả năng tạp lập văn bản.

Để có bài thi tốt nhất, các em cần chú ý các hướng dẫn ôn tập và làm bài thi trong bài soạn Kiểm tra tổng hợp cuối năm trên đây.