Chúng tôi đã soạn văn hội thoại một cách ngắn gọn như sau:

I . Vai xã hội trong hội thoại

hoi thoai

Câu 1: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?

Gợi ý trả lời:

Quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn hội thoại là quan hệ trên- dưới:

+ Bà cô Hồng là vai trên.

+ Hồng là vai dưới.

Câu 2: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách ?

Gợi  ý trả lời:

Bà đã dùng những lời lẽ cay độc để làm đau lòng đứa cháu của mình. Và khi đứa cháu đã xúc động đến nước mắt trào ra người cô vẫn cứ cố nói tiếp mà không chịu dừng lại. Người cô không thể hiện sự tôn trọng và mối quan hệ ruột thịt với người cháu của mình( Gieo rắc vào đầu người cháu những ý nghĩ xấu, để đứa cháu ghét bỏ mẹ).

Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?.

Gợi ý trả lời:

– Qua những hành động của Hồng như: Cúi đầu không đáp, cười đáp lại cô, im lặng cúi đầu xuống đất, hỏi lại cô, trả lời cô lễ phép. Chúng ta thấy Hồng đã kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép với người cô. Dù Hồng đã nhận ra  những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi rất kịch của cô.

–  Hồng phải làm như vậy là vì cậu đã ý thức được vai giao tiếp của mình trong cuộc hội thoại giữa Hồng và người Cô. Cậu thể hiện thái độ lịch sự lễ phép với người hơn tuổi.

II- Phần luyện tập

Câu 1: Hãy tìm  các chi tiết trong bài Hịch Tướng Sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sỹ dưới quyền?

Gợi ý trả lời:

  • Chi tiết nghiêm khắc

+ Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lom thấy nước nhục mà không biết thẹn… lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào.

  • Khoan dung khi khuyên bảo tướng sĩ chân tình.

+ Huống chi ta cùng các ngươi ở vào thời loạn lạc… để vét của kho có hạn.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung… há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất.

Câu 2: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi?

a/ Dựa vào đoạn trích và những điều em đã biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên?

Gợi ý trả lời:

Qua bài Lão Hạc của Nam Cao xác định vai xã hội của hai nhận vật:

1. Vai xã hội:

– Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

– Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

b/ Các chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của Ông Giáo đối với Lão Hạc được thể hiện qua các câu nói trong đoạn trích?

Gợi ý trả lời:

– Chi tiết …nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc … thể hiện sự an ủi thân tình của Ông Giáo đối với Lão Hạc.

– Cách Ông giáo xưng hô với Lão Hạc bằng cụ, ông con mình, thể hiện sự kính trọng người già.

– Rồi ví dụ như cách Ông Giáo xưng hô với Lão Hạc là tôi, ý không coi mình là người có điaa vị xã hội cao hơn Lão Hạc.

Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình (nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc).

– Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ, gọi gộp mình với lão là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già).: Cụ ngồi xuống phản này chơi … ông con mình ăn khoai…

– Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn): Tôi đi luộc khoai, nấu nước…

c/ Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình đối với ông giáo?

Trả lời

– Lão Hạc gọi ông Giáo bằng Ông giáo thể hiện sự quý trọng với người có học : Ông giáo dạy phải!

– Qua các câu nói của Lão Hạc như: Nói đùa thế thôi, chứ Ông giáo cho để khi khác. Những từ Chúng mình, nói đùa thế.., là những từ thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa hai nhân vật Lão Hạc và Ông Giáo.

– Nhưng qua một số chi tiết cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc như:

– Cười đưa đà, cười gượng; từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo ( Ông giáo cho để khi khác). Qua các chi tiết này chúng ta cũng cảm nhận được tâm trạng day dứt của Lão Hạc sau khi bán chó.

Câu 3: Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời?

Gợi ý trả lời: 

Ví dụ cuộc trò chuyện trong một cuộc hội thoại mà chúng ta đã được đọc :

Một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố:

Chị Dậu run run:

– Nhà cháu đã túng lại đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

– Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

– Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

– Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Phân tích

– Xưng hô:

+ Cai lệ: Xưng “ông” gọi chị Dậu là “mày”

+ Chị Dậu: Xưng “cháu” gọi Cai Lệ là “ông”

– Vai xã hội:

+ Cai lệ: Vai trên

+ Chị Dậu: Vai dưới

-Cách xưng hô thể hiện thái độ:

+ Cai lệ: Hống hách, hách dịch

+ Chị Dậu: Nhún nhường, khẩn thiết

Kết

Nội dung cần nhớ khi tham gia trong một cuộc hội thoại:

Vai xã hội là một vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Ví dụ như: quan hê trên dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc, trong gia đình, xã hội). Vi quan hệ xã hội vốn đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Cho nên khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.