Đọc diễn cảm văn nghị luận – Hoạt động ngữ văn

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 147:

Mỗi học sinh chọn một trong ba văn bản nghị luận sau để đọc diễn cảm:

– Ý nghĩa của văn chương.

– Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Đọc diễn cảm là hoạt động ngữ văn sôi nổi (Internet)

Trả lời:

– Cách đọc bài Ý nghĩa của văn chương:

+ Giọng đọc: chậm rãi, điền tĩnh, không được nhanh để thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc của em về văn học.

+ 2 đoạn đầu cần đọc nhấn nhá, có điểm nghỉ phù hợp.

+ Đoạn 3, 4 và 5 cần đọc nhanh hơn đoạn đầu để thể hiện được niềm tự hào về kho tàng văn chương của Việt Nam và của cả thế giới.

+ 2 đoạn còn lại thì phải đọc chậm rãi, khoan thai như một cách khẳng định ý nghĩa của văn chương đối với con người.

– Cách đọc bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt:

+ Giọng đọc: điềm đạm, hơi chậm và hào sáng, tự hào.

+ 2 đoạn đầu thì em cần đọc chậm rãi, cẩn thận quan sát kỹ xung quanh.

+ Đoạn từ tiếng Việt có những đặc sắc…. thời kỳ lịch sử, khi đọc phải chú ý đến điệp từ tiếng Việt và nhấn mạnh vào các từ như: tự hào, tin tưởng.

+ Đoạn tiếp theo đến văn nghệ, thì các em cần đọc rõ ràng, rành mạch, hào sảng.

+ Câu cuối cùng phải đọc một cách tự tin để khẳng định lại vẻ đẹp của tiếng Việt.

– Cách đọc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

+ Giọng đọc: dứt khoát, phấn khởi và hào hùng.

+ Hai cầu đầu, khi đọc em cần nhấn giọng ở từ nồng nàn.

+ Riêng câu 3 phải đọc thật mạnh mẽ, sôi nổi và đặc biệt phải nhanh dần để thể hiện được khí thế hào hùng.

+ Ở câu 4, 5 và 6 thì:

* Câu 4 đọc chậm lại so với câu 3, nhưng giọng vẫn phải mạnh và nhấn vào hai từ là chứng tỏ, có.

* Câu 5 thì đọc với giọng liệt kê.

* Câu 6 đọc chậm lại và nhỏ đi, mang theo âm hưởng da diết.

+ Ở thân bài, giọng đọc cần phải nhanh hơn và mạnh hơn. Đặc biệt chú ý đến các cặp từ quan hệ như: từ – đến, cho – đến.

+ Kết bài đọc với giọng nhỏ, chậm, khúc chiết, tha thiết và nhấn mạnh vào các từ cũng như, nhưng hoặc giải thích, tuyên truyền, lãnh đạo,….

– Cách đọc bài Ý nghĩa của văn chương:

+ Giọng đọc: chậm rãi, điền tĩnh, không được nhanh để thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc của em về văn học.

+ 2 đoạn đầu cần đọc nhấn nhá, có điểm nghỉ phù hợp.

+ Đoạn 3, 4 và 5 cần đọc nhanh hơn đoạn đầu để thể hiện được niềm tự hào về kho tàng văn chương của Việt Nam và của cả thế giới.

+ 2 đoạn còn lại thì phải đọc chậm rãi, khoan thai như một cách khẳng định ý nghĩa của văn chương đối với con người.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 147 – Hoạt động ngữ văn

Yêu cầu: Mỗi học sinh chuẩn bị bài đọc, dùng bút chì đánh dấu những điểm cần lưu ý ở bài tập đọc ở nhà; đọc trôi chảy, rõ ràng, làm nổi bật các câu luận điểm, tư tưởng, tình cảm gây chú ý, các dẫn chứng. (Chú ý các dấu câu, dấu ngừng sau dấu chấm vào chỗ xuống dòng).

Trả lời:

– Các em cần hiểu rõ nội dung, cũng như tư tưởng của các văn bản, tác phẩm, sau đó mới có thể đánh dấu ý chính và đọc trôi chảy. Ví dụ:

+ Ý nghĩa của văn chương: khẳng định ý nghĩa của văn học đối với đời sống và con người.

+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt: nhấn mạnh, ngợi ca sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: khẳng định, tự hào về truyền thống và tinh thần yêu nước mãnh liệt của quân dân Việt Nam.

– Các em cũng cần chú ý đến dấu câu, các đoạn nghỉ hoặc xuống dòng để:

+ Phân đoạn đọc, nghỉ cho hợp lý. Tránh việc đọc liên tục, không ngắt ý.

+ Hiểu được dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Câu 3 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 148 – Hoạt động ngữ văn

Hoạt động ở lớp: Mỗi tổ cử bạn đại diện đọc trước lớp; các bạn tổ khác sẽ nêu ý kiến nhận xét. Còn thầy, cô giáo sẽ đánh giá và tổng kết lại tất cả. 

Trả lời:

– Mỗi tổ cử ra một bạn có giọng đọc truyền cảm, biết nhấn nhá câu từ để làm đại diện phát biểu trước lớp.

– Trong quá trình tổ khác đọc, các em phải chú ý lắng nghe để tìm ra ưu điểm và khuyết điểm, sau đó bổ sung và nêu ý kiến.

– Sau khi các tổ kết thúc phần trình bày và góp ý, sẽ đến các thầy, cô đánh giá và tổng kết lại.