I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này? Thể thơ truyền thống song thất lục bát (mà em đã làm quen qua đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?

Hai chữ nước nhà là một tác phẩm sâu sắc

Trả lời:

– Giọng điệu của đoạn thơ Hai chữ nước nhà như mang một nỗi buồn miên man, da diết khôn nguôi, thậm chí là thống thiết.

– Thể thơ truyền thống song thất lục bát đã góp công lớn trong việc thể hiện giọng điệu này ở chỗ:

+ Những câu bảy tiếng lại như những con sóng cảm xúc vỡ òa lên.

+ Những câu lục bát lại khiến cho tâm trạng lắng xuống, da diết hơn.

Câu 2: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.

Trả lời:

– Ý chính của từng phần là:

+ 8 câu đầu: bối cảnh của đất nước cùng tâm trạng biệt ly.

+ 20 câu tiếp theo: lời dặn dò của người cha.

+ 8 câu cuối: người cha giao lại trách nhiệm cho người con.

Câu 3: Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:

– Bối cảnh không gian.

– Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con.

Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Ở 8 câu thơ đầu, những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:

+ Bối cảnh không gian: ở vùng ải Bắc, gió thảm, mây sầu, chim kêu,…

+ Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con: cha thì bị áp giải sang Tàu, con muốn đi theo cha. Nhưng vì trách nhiệm cứu nước cha giao phó nên đã ở lại.

– Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha rất có ý nghĩa. Nó như một lời di chúc, lời trăn trối cuối cùng để truyền lại cho con một ý chí, một lý tưởng phải trả thù nước báo thù nhà.

Câu 4: Phân tích đoạn thơ thứ hai

– Tâm sự yêu nước của tác giả được thể hiện qua những tình cảm nào?

– Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và cả bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX).

Trả lời:

– Tâm sự yêu nước của tác giả được thể hiện qua những tình cảm:

+ Lòng yêu nước, yêu dân tộc đến vô bờ.

* Tình cảm này được Trần Tuấn Khải thể hiện qua những câu thơ:

Lạc Hồng hoàng thiên đã định, Trời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ, xưa nay thiếu gì.

* Tác giả dành cho nước Nam sự tự hào đến tột độ. Ông tự hào về dòng máu hồng chảy trong máu thịt. Tự hào về những người anh hùng, nữ anh hùng bao đời.

+ Sự tự hào về truyền thống bao đời của đất nước.

* Trần Tuấn Khải mang sự tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nước của bao thế hệ nhân dân ta:

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Đã từng phen vì nước gian lao, Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây.

=> Tác giả luôn luôn tự hào về cha ông thế hệ trước luôn anh dũng, không ngại hy sinh cả tính mạng để giành lại từng mảnh đất quê hương.

+ Lòng căm thù giặc đến thấu xương.

* Trần Tuấn Khải đã liệt kê ra hàng loạt tội ác của lũ giặc xâm lược:

Bốn phương khói lửa tưng bừng, Nơi đô thị thành tung quách vỡ

Chân dân gian bỏ vợ lìa con…

* Qua những tội ác đến trời không thể dung thứ của quân Minh, tác giả đã bộc lộ được nỗi căm giận, cay tức lũ giặc đáng nguyền rủa ấy. Chúng tàn phá khắp nơi, nhà cửa đổ nát. Dân chúng loạn lạc, chết chóc, lạc mất gia đình.

+ Nỗi đau đớn, xót xa khi nhìn quê hương bị phá hủy.

* Tác giả đã sử dụng rất nhiều động từ đau trong bài thơ: Con ơi! Càng nói càng đau…

* Nó đã thể hiện được nỗi đau đớn đến cấu xé da thịt. Đó là khi phải trơ mắt nhìn đất nước bị diệt vong, nhân dân đói khổ lầm than. 

* Bao trùm trong đó là cả sự day dứt vì tuổi già sức yếu, không làm gì được lũ giặc đang bày trướng ngoài kia.

– Sức gợi cảm của đoạn thơ Hai chữ nước nhà là: 

+ Ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ buồn da diết.

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ, hoàn dụ làm đoạn thơ thêm sinh động.

+ Hình ảnh thơ to lớn, vĩ đại.

Câu 5: Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích là:

+ Cho con nhìn thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ là phải bảo vệ đất nước, trả thù quân địch.

+ Làm tăng ý chí quyết tâm trong lòng của người con.

II. Luyện tập

Câu hỏi: Người ta nói đến thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Trả lời:

– Người ta nói đến thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Và trong đoạn thơ Hai chữ nước nhà cũng có những từ ngữ như vậy: gió thảm đìu hiu, xương rừng máu sông, bờ cõi phân mao, mây sầu ảm đạm, tầm tã châu rơi.

– Tuy nhiên, chúng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ vì: phù hợp với đoạn thơ đang đề cập đến vấn đề an nguy của đất nước.