I – VĂN BẢN

Hai cây phong
Hai cây phong

Câu hỏi: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Trả lời:

Về tác giả:

Ai-ma-tốp (1928-2008) người cộng hòa vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Các tác phẩm của ông tiếp cận được với nhiều người dân Việt Nam và mang ý nghĩa văn học sâu sắc.

Về tác phẩm:

-Đoạn trích là phần đầu của tác phẩm “Người thầy đầu tiên”. Nhan đề là do người biên soạn sách đặt lại

-Nội dung câu chuyện kể về bối cảnh của những năm 20 thế kỷ trước

+Trình độ phát triển thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng

+Câu chuyện kể về một bé gái ở với bà thím bị lừa bán làm vợ lẽ cho người khác. Sau đó được một thầy giáo giải thoát và được đi học. Cô bé đó về sau trở thành nữ viện sĩ còn người thầy đã già trở về làm nghề đưa thư

II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn?

Trả lời:

-Mạch kể trong đoạn văn

Mạch kể xưng tôi từ đầu đến mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh

Mạch kể xưng chúng tôi từ năm học đến sau chân trời xanh biêng biếc

Mạch kể xưng tôi tiếp theo là đoạn còn lại.

-Nhân vật người kể chuyện

Người kể chuyện nhân danh tác giả để dẫn dắt câu chuyện

Mạch kể của người xưng tôi quan trọng hơn vì những ký ức ấu thơ hiện lên chân thực và rõ nét hơn

Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện (một hoạ sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ?

Trả lời:

Trong mạch kể ấy, có 2 đoạn nói tới bọn trẻ. Đoạn thứ nhất kể về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ, đoạn 2 nói về chân trời, niềm mơ ước rộng lớn, bao la của bọn trẻ. Chính những điều đó đã khiến người kể chuyện cùng bọn trẻ ngây ngất. Bên cạnh đó, sự khám phá, tò mò về thế giới nhiệm màu và sinh động ở vùng đất mà chúng chưa biết đến.

Người kể chuyện đã miêu tả hình ảnh hai cây phong đậm chất hội hoạ vì người kể chuyện đã khéo léo và tài tình sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

  • Miêu tả cây phong nghiêng ngả, khổng lồ, cao, tiếng lá xào xạc…
  • Miêu tả quang cảnh xung quanh rộng bao la, với thảo nguyên xanh đầy cuốn hút…

Câu 3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi, nguyên nhân nào khiến 2 cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người hoạ sĩ?

Trả lời:

Trong đoạn trích này hình ảnh hai cây phong khiến người kể chuyện xúc động và có ấn tượng sâu sắc vì:

  • Hai cây phong là nhân chứng về tình cảm thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen. Sự giải thoát của thầy đã giúp cô bé được học tập và thành tài.
  • Hình ảnh cây phong gắn với tuổi thơ của người kể chuyện là vị trí trung tâm, có ấn tượng sâu sắc với người kể chuyện

Sự kết hợp này đã gợi tả và tạo nên sự cuốn hút để cây phong như có hồn giống con người vì:

  • Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để hình tượng hoá hình ảnh hai cây phong như hình ảnh 2 con người
  • Hai cây phong trở nên sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây và giúp lay động cành lá

Như vậy, hình ảnh hai cây phong hết sức sống động và hấp dẫn. Tạo cho người đọc, người nghe cảm xúc văn học. Gợi tạo nên phẩm chất hình ảnh phi thường của hai cây phong

Câu 4. Tuỳ chọn trong bài một đoạn khoảng mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng

Trả lời:

Phần nội dung câu hỏi này học sinh tự lựa chọn khoảng 10 dòng nói về hai cây phong và học thuộc lòng phần nội dung đó