I- Đọc –  Hiểu văn bản

Trước khi tìm hiểu về văn bản, các bạn cần đọc kỹ về tác phẩm “Đi bộ ngao du”. Qua đó, các bạn có thể hiểu hơn về tác giả của tác phẩm. Tác giả là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp, tên là Ru-xô. Ông sinh năm 1712 và mất năm 1778. Ngoài Đi bộ ngao du, ông còn là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng Giuy-ly hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay Về giáo dục…

di bo ngao du

Tác phẩm “Đi bộ ngao du”, là văn bản được trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, được xuất bản năm 1762. Nội dung văn bản nói về chuyện giáo dụ một em bé mà tác giả đặt với cái tên là Ê-min, từ lúc còn sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Và Ê-min trong đoạn trích Đi bộ ngao du đã thành người lớn.

Bố cục tác phẩm gồm 3 phần:

Phần 1. Từ đầu đến đoạn “em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi” có nội dung về việc đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do tự tại để thưởng ngoạn.

Phần 2. Từ tiếp theo đến “Đô-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn” có nội dung đi bộ ngao du nhằm trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về cuộc sống và thiên nhiên xung quanh.

Phần 3. Phần còn lại: nói về việc lợi ích đi bộ ngao du còn giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người.

CÂU HỎI TRONG BÀI

Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính là Ru – xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ?

Gợi ý trả lời:

Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản mà tác giả Ru –  xô đã trình bày đó là:

– Phần 1: Từ đầu đến “ em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi”: nội dung xoay quanh việc đi bộ  là sẽ được tự do, tự tại để thưởng ngoạn mọi thứ theo cách của mình.

– Phần 2: Tiếp đến “ Đô – băng – tông chắc cũng không thể làm tốt hơn”: nội dung phần này nói về việc đi bộ ngao du sẽ giúp con người mở mang vốn tri thức.

– Phần 3: Phần còn lại: khẳng định việc đi bộ ngao du sẽ giúp con người cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Câu 2: Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lý không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

  • Chúng ta có thể thấy, trình tự sắp xếp ba luận điểm chính trên có hợp lý. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của mỗi người về tầm quan trọng của vấn đề nào trước mà có thể đưa lên trên. Bởi cả 3 ý này đều có vai trò quan trọng như nhau về mặt ý nghĩa nên có thể thay đổi vị trí cho nhau. Riêng đối với tác giả Ru- xô,từ nhỏ ông đã bị mất tự do do vị chủ xưởng đánh đập, chửi mắng, lại phải đi ở cho người ta để nuôi thân nên ông luôn khao khát tự do. Vì thế, ông đã đưa luận điểm về lợi ích tự do mà đi bộ ngao du mang đến lên đầu tiên. Sở dĩ ông đặt luận điểm về việc trau dồi tri thức từ việc du ngoạn ở vị trí thứ hai vì ông muốn nhấn mạnh điều này. Ông từ nhỏ đã đam mê lên nhưng không được đi học, ông phải cố gắng tự học cả đời. Chính ông cũng đã tự học qua thực tiễn cuộc sống sinh động hơn là sách vở. Cuối cùng ông mới xếp luận điểm về sức khỏe ở cuối cùng.

Câu 3: Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru- xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?

Gợi ý trả lời:

  • Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài, chúng ta có thể thấy rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru- xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận. “Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi, ta quay sang phải, ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay…”
  • Sự chuyển đổi này tạo nên tính đa điệu, đa thanh trong văn bản cũng như dễ dàng tìm được sự được đồng cảm, đồng điệu với người đọc.

Câu 4: Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru – xô qua bài này?

Gợi ý trả lời:

Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy hình ảnh của nhà văn Ru – xô qua nhân vật Em. Đặc biệt, chúng ta hiểu về con người, tư tưởng và tình cảm của ông. Đó là một con người rất yêu sự tự do tự tại, yêu môi trường thiên nhiên. Ông là người có tư tương tiến bộ trong việc tiếp thu tri thức, biết yêu bản thân mình, biết trân trọng sức khỏe. Và ông cũng là một người hết sức giản dị.