I – CÔNG DỤNG

Câu hỏi: Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?

Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép

Trả lời:

Trong câu a dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật là thánh Găng-đi

Ở câu b để nhấn mạnh cây cầu Long Biên

Câu c được dùng để người đọc hiểu ý câu nói là mỉa mai, châm biếm

Câu d dùng để đánh dấu tác phẩm kịch

II – LUYỆN TẬP

Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:

Công dụng của dấu ngoặc kép
Công dụng của dấu ngoặc kép

Trả lời:

Câu a, dùng để dẫn lời thoại trực tiếp của nhân vật. Người viết không cắt, không thêm vào nội dung câu nói.

Câu b sử dụng trong trường hợp lời nói mang tính chất mỉa mai, châm biếm.

Câu c có tác dụng là từ ngữ mà người viết mượn lời từ người khác để dẫn đến lời nói của người viết. Câu d cũng tương tự nhưng mang hàm nghĩa mỉa mai.

Câu e, dấu hai chấm trích dẫn lời thoại trực tiếp của người khác vào bài viết của người viết.

Câu 2. Hãy đặt dấu hai chấm và ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong đoạn trích sau và giải thích lý do?

Luyện tập dấu ngoặc kép
Luyện tập dấu ngoặc kép

Trả lời:

a,

Sửa lại câu:

Biển vừa treo lên, có người qua đường, cười bảo:

-Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi đi”

Vì:

Dấu hai chấm sau chữ “cười bảo” có tác dụng báo hiệu trước lời thoại của nhân vật.

Dấu ngoặc kép trong từ “cá tươi” và “tươi” có tác dụng là đánh dấu, nhận mạnh từ của người khác nói

b, 

Sửa lại câu:

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”

Vì: dấu hai chấm báo hiệu lời dẫn trực tiếp, dấu ngoặc kép là trích lời nói trực tiếp

c, 

Sửa lại câu:

Lão hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn “đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không bán đi một sào…”

Vì:

Dấu ngoặc kép trong trường hợp này có tác dụng trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật truyền thụ lại cho người khác nghe.

Câu 3. Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?

Luyện tập dấu ngoặc kép 2
Luyện tập dấu ngoặc kép 2

Trả lời:

Trong đoạn a dẫn lời nói trực tiếp. Trong đoạn b dẫn lời nói gián tiếp. Chính vì vậy mà 2 đoạn sẽ được dùng dấu câu khác nhau mặc dù mang cùng một nội dung.

Câu 4. Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.

Viết đoạn văn

Ông Trần Văn Ót (Thái Bình) một thợ rèn đã gắn bó 30 năm với nghề, giúp ông nuôi sống cả gia đình 5 người. Kể về những ngày đầu làm rèn ông hóm hỉnh bảo “thì chả còn nghề nào nữa tôi đánh phải làm nghề rèn”. Ông trầm ngâm nhớ lại rồi bảo cái nghề này nhiều khi cũng nguy hiểm. Đã có lần ông bị bỏng tay nặng, phải nằm viện mất 1 tháng trời. Rồi lúc mới làm, hàng xóm người ta bảo: “Ồn lắm, nhà tôi không ngủ được” vì nhà phải làm đêm cho bà con kịp mùa vụ. Ông nói: “Ngày ấy người ta làm đồng thủ công hết, phải dùng liềm, dùng cuốc, xẻng, lưỡi cày… Không giống như bây giờ, công nghiệp hoá – đa phần là máy móc làm. Rồi ông cười “Thế mà, cũng đủ để nuôi mấy đứa con. Giờ chúng lớn cả rồi, thanh gia lập thất hết rồi. Chỉ còn hai thân già cuối tuần ngồi mong cháu về thôi”. Rồi ông cười lớn – một nụ cười đầy niềm hạnh phúc và hãnh diện.

Giải thích

Đoạn văn trên dùng dấu ngoặc đơn để chú thích, thêm thông tin về quê quán của nhân vật

Dấu hai chấm để báo hiệu trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Câu 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở SGK Ngữ văn 8, tập một và giải thích công dụng của chúng?

Theo SGK lớp 8 tập 1 trang 36 có đoạn truyện dân gian sau:

Ai nhầm?

Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại rồi đưa cho chủ nhà.

Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. bực mình, ông chủ gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?” Thầy đồ trợn mắt lên cãi: “Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, hoạ chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.

(Truyện dân gian Việt Nam)

Giải thích công dụng:

Dấu hai chấm dùng để báo hiệu trích lời thoại trực tiếp của nhân vật

Dấu ngoặc đơn dùng để dẫn nguồn câu chuyện

Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời thoại của nhân vật