Soạn Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, trang 134-137, sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1

I – DẤU NGOẶC ĐƠN

Câu 1 (soạn Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 134-137): Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

+ Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để:

a) Giải thích và nhấn mạnh ai là người bản xứ

b) Thuyết minh cho mọi người biết về con ba khía.

c) Bổ sung năm sinh, năm mất và quê hương của nhà thơ Lý Bạch

+ Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi. Vì phần trong dấu ngoặc đơn chủ yếu để bổ sung thêm thông tin, chú thích để người đọc hiểu rõ hơn.

II – DẤU HAI CHẤM

Câu 1 (soạn Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 134-137): Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau được dùng để làm gì?

Trả lời:

+ Dấu hai chấm ở câu a) dùng để thông báo trước lời đối thoại của Dế Mèn với Dế Choắt.

+ Dấu hai chấm ở câu b) để dẫn câu văn được trích trực tiếp.

+ Dấu hai chấm câu c) để giải thích lí do thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích sau:

Trả lời:

a) Dấu ngoặc đơn trong câu này dùng để giải thích ý nghĩa các cụm từ ở trong dấu ngoặc kép.

b) Dấu ngoặc đơn có tác dụng thuyết minh để người đọc hiểu hơn về chiều dàu của chiếc cầu.

c) Dấu ngoặc đơn có tác dụng đánh dấu phần bổ sung thêm, giải thích ý nghĩa.

Câu 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau đây:

Trả lời:

a) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho câu “nhưng họ thách nặng quá”

b) Dấu hai chấm có tác dụng thông báo lời đối thoại của nhật vật Dế Choắt nói với Dế Mèn và thuyết minh cho phần nội dung mà Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn.

c) Dấu hai chấm có tác dụng thuyết minh về những màu sắc óng ánh đủ màu.

Câu 3: Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?

Trả lời:

+ Không thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích trên

+ Trong đoạn trích này tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích nhấn mạnh cho phần nội dung được đề cập ở trước đó.

Câu 4: Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

+ Trong câu trên, có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng không có gì thay đổi, vì người đọc sẽ hiểu rằng phần trong dấu ngoặc đơn để bổ sung thêm cho “Phong Nha gồm hai bộ phận”.

+ Nếu viết lại là “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” thì không thể thay dấy hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Bởi vì trong câu này nếu bỏ “Động khô và Động nước” thì câu không hoàn chỉnh về nghĩa và không được coi là phần chú thích.

Câu 5: Một học sinh chép lại đoạn văn của nhà văn Thanh Tịnh như sau:

Trả lời:

+ Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn sai. Bạn đã thiếu một dấu ngoặc đơn khi kết thúc câu, vì dấu ngoặc đơn cũng như dấu ngoặ kép, bao giờ cũng đi một cặp với nhau.

+ Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu.

Câu 6: Dựa vào nội dung đã học ở “Bài toán dân số”. Hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số; trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Trả lời:

Văn bản “Bài toán dân số” của tác giả Thái An (được đăng trên báo “Giáo dục và Thời đại Chủ nhật” số 28, 1995) đề cập đến vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại, đó là: hạn chế sự gia tăng dân số.

Qua câu chuyện kén rể với bài toán cổ, làm tác giả liên tưởng đến tình hình bùng nổ dân số “nếu tăng lên cấp số nhân đủ 64 ô của bàn cờ thì số thóc có thể phủ kín bề mặt trái đất này”.

Từ đó, tác giả đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ để chứng minh cho người đọc thấy tốc độ gia tăng dân số đang tăng đến mức độ chóng mặt như thế nào và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ra sao.