Soạn Đập đá ở Côn Lôn, trang 148-150, sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập 1

I – VĂN BẢN

II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Đập đá ở Côn Lôn, trang 148-150): Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc, tính chất công việc)

Trả lời:

Qua bài thô “Đập đá ở Côn Lôn” công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc:

+ Không gian làm việc: Côn Đảo là nơi giam giữ hành hạ tù nhân chính trị của thực dân Pháp. Nơi đây được coi là “địa ngục trần gian” bởi khí hậu khắc nghiệt cũng như sự khắc nghiệt của cai tù.

+ Điều kiện làm việc: Là người tù khổ sai bị đàn áp, bóc lột vô cùng khổ cực.

+ Tính chất công việc: Đập đá là công việc nặng nhọc nhằm mục đích phá hoại sức khỏe cũng như đầy ải tinh thần của người tù, từ đó đạt được mục đích thuần hóa chính trị.

Câu 2 (Soạn Đập đá ở Côn Lôn, trang 148-150): Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả.

Trả lời:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

+ Hai lớp nghĩa của bốn câu thơ trên đó là:

– Nghĩa thực: Công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn rất khổ cực, gian khổ. Đây là cách để thực dân Pháp đày ải tinh thần và sức khỏe của những người tù chính trị.

– Nghĩa bóng: Qua hành động đập đá cho chúng ta thấy tư thế hiên ngang, bất khuất, ngang tàng của người chiến sĩ cộng sản khi phải đối mặt với những gian khổ giữa chốn lao tù.

+ Giá trị nghệ thuật của những câu thơ trên đó là: Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện khẩu khí ngang tàng không bao giờ chịu khuất phục trước những đày ải của kẻ thù. Tác giả sử dụng các động từ mạnh “lở, đánh, đập” cho thấy sức mạnh của người có chí lớn luôn một lòng một dạ theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu dân.

+ Khẩu khí của tác giả: mạnh mẽ, hiên ngang.

Câu 3 (Soạn Đập đá ở Côn Lôn, trang 148-150): Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.

Trả lời:

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con!”

+ Ý nghĩa của bốn câu thơ trên là: thể hiện ý chí bất khuất, hào sảng cùng vẻ đẹp tinh thần kiên định của người chiến sĩ cách mạng. Tác giả cho rằng việc “ra tù, vào tù” bị thực dân Pháp hành hạ, khổ sai nhưng đó chỉ là việc “con con”, không khuất phục được ý chí của người tù.

+ Cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả đó là xây dựng tương quan đối lập qua từng câu thơ, cụ thể như sau:  “Tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son” cho thấy càng gian nan thì tinh thần ý chí của tác giả càng được tôi luyện, khí chất càng kiên cường hơn, trung kiên hơn.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Đập đá ở Côn Lôn, trang 148-150): Đọc diễn cảm bài thơ

Trả lời:

Học sinh tự chuẩn bị

Câu 2 (Soạn Đập đá ở Côn Lôn, trang 148-150): Qua hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” cho thấy vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX như sau:

+ Có chí khí anh hùng, khí phách hiên ngang của bậc chí sĩ yêu nước không may sa cơ lỡ bước (lênh đênh bốn bể, vào tù Côn Đảo)

+ Dù tính mạng bị đe dọa, gặp nhiều hiểm nguy nhưng các chí sỹ yêu nước vẫn thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường mà không có một thế lực thù địch nào có thể đe dọa.

+ Ở trong nhà ngục nhưng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh vẫn lạc quan yêu đời với những tiếng cười ngạo nghễ, đây là những hình ảnh lãng mạn hiếm hoi trong nhà tù chế độ thực dân.