Dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo cũng như bao bài dàn ý khác. Nó gồm 3 phần lớn là Mở bài, thân bài và kết bài. Ở mỗi phần, các bạn sẽ triển khai tiếp ra từng luận điểm, luận nhỏ đi kèm với các dẫn chứng minh họa. Khi đã lập được dàn ý, các bạn sẽ dễ dàng đi vào phân tích chi tiết và nhớ sâu tác phẩm hơn.

Dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo

Mở bài

– Khái quát tóm tắt về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Nam Cao vừa là nhà văn vừa là chiến sĩ Cách mạng. Ông là tấm gương sáng về lòng say mê nghề viết lách. Tác phẩm của ông nổi tiếng bởi giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực to lớn. Trong đó có truyện ngắn nổi tiếng mang tên Chí Phèo. Tác phẩm ấy đã kết tinh mọi tài năng nghệ thuật ngôn ngữ của nhà văn.

dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo

– Tóm lược hình tượng nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo vừa là tên tác phẩm, vừa tên của hình tượng trung tâm. Cuộc đời Chí Phèo là tổng hòa tất cả các bi kịch đau thương nhất của một kiếp người. Vì thế, nhân vật ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả khi khép lại trang sách.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Xuất thân và cuộc sống của Chí Phèo trước khi ở tù

– Hoàn cảnh gia đình: Từ khi sinh ra, Chí Phèo đã không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, thậm chí một tấc đất cắm dùi cũng không. Chí được người dân làng Vũ Đại nhặt về nuôi nấng. Cậu bé Chí lơn lên trong tình yêu thương chân chất của dân làng hiền lành.

– Mặc dù không ai nuôi dạy tử tế, nhưng Chí lớn lên vẫn có những phẩm chất tốt đẹp:

+ Lập dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo không thể không nói tới phần này. Chí thực sự là một người lương thiện: vì khi đã biết tự kiếm sống, Chí đã đi ở đỡ cho hết nhà này đến nhà khác. Chí làm thuê cuốc mướn, làm ăn chân chính để nuôi thân.

+ Chí cũng như bao chàng trai thiện lương khác, mơ về cuộc sống gia đình giản dị: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn…

+ Chí cò lòng tự trọng: Khi bà ba Bá Kiến gọi lên xoa bóp, đấm lưng, Chí cảm thấy nhục. Điều đó chứng tỏ Chí rất có lòng tự trọng. Chí có ý thức về nhân phẩm của mình. Và Chí đã sống yên ổn tốt đẹp như bao người khác trong khoảng 20 năm đầu đời.

  • Luận điểm 2: Những biến đổi của Chí Phèo sau khi ra tù

– Từ đâu Chí Phèo bị bắt vào tù:

+ Vì cái tính hay ghen của Bá Kiến. Bá Kiến lo sợ trước bà ba phốp pháp hây tuổi xuân bên chàng trí trẻ, lực điền. Hắn dùng quyền lực của mình để đẩy Chí Phèo vào lao ngục.

– Hậu quả của nhà tù:

+ Đó là chế độ lao ngục của thực dân đã biến chàng thanh Chí lương thiện thành một “con quỷ dữ làng Vũ Đại”.

dàn ý phân tích nhân vật chí phèo

+Con quỷ đó hiện hình bằng những hình ảnh như “Hắn vừa đi vừa chửi…” Một sự xuất hiện rất tự nhiên. Thông qua tiếng chửi, hiện lên chân dung rõ nét của nhân vật: đó là một kẻ lưu manh. Hắn cứ rượu và là lời ra. Hắn chửi hết thảy, không trừ một ai.

+Hình dạng con quỷ Chí Phèo đó là “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”.

+Con quỷ ấy đã không còn tính người. Giờ trong hắn chỉ còn là một tên: du côn, luôn triền miên trong những cơn say. Hắn hành động vô thức như đập đầu, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến.

+Con quỷ ấy tới nhà Bá Kiến để trả thù nhưng lại bị Bá Kiến lợi dụng, biến thành tay sai chuyên đi đâm thuê, chém mướn, phá nát hạnh phúc của bao người. Có thế nói, Chí một lần nữa đã bị Bá Kiến cướp đi không chỉ nhân hình mà còn cả nhân tính.

>>Từ đây đi đến khẳng định, Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị áp bức đến cùng cực. Vì thế, phía sau hình ảnh con quỷ vừa đi vừa chửi đó là một tâm hồn con người đang ra sức quẫy đạp. Hắn cố gây chú ý để người ta nhìn nhận hắn là một người bình thường.

  • Luận điểm 3: Chí Phèo gặp Thị Nở- cuộc hội ngộ định mệnh

– Tình yêu thương ngốc nghếch, không chút vụ lợi và chân thành của Thị Nở đã khiến bản chất thiện lượng trong Chí thức tỉnh:

+ Đầu tiên là đánh thức về nhận thức: Chí bắt đầu nhận biết được tất cả thanh âm của cuộc sống. Chí Phèo nhận ra cuộc đời mình là một tấn bi kịch. Hắn sợ cô đôc và cô đơn.

+ Thứ hai là đánh thức về ý thức: Hắn bỗng thấy thèm khát thiện lương. Hắn muốn sống hòa thuận, tử tế với mọi người.

dàn ý phân tích nhân vật chí phèo

– Hình ảnh bát cháo hành là như trở thành một kỷ vật minh chứng cho tình yêu đầu đời mà Chí Phèo nhận được. Đó không chỉ là món quà thể hiện tình cảm giữa hai người khác giới mà là sự đồng cảm giữa những phận người khốn khổ. Đó là tình cảm của tình người chân thật và giàu tính nhân văn. Hình ảnh bát cháo vô cùng độc đáo, một trong những vị thuốc quý giúp Chí tỉnh rượu và tỉnh và tính người.

  • Luận điểm 4: Tấn bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người.

– Khi lập dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo, ta mới không bỏ lỡ li do dẫn tới tấn bi kịch ấy chính là vì bà cô Thị Nở không đồng ý cho Thị lấy Chí Phèo làm chồng. Việc từ chối này của cá nhân bà cô nhưng cũng chính là định kiến của xã hội với những người làm đường lạc lối.

– Tâm trạng của Chí Phèo khi nhận được hung tin:

+ Mới đầu Chí chẳng hiểu mô tê gì, nên hắn ngạc nhiên và thích thú trước thái độ của Nở.

+ Nhưng rồi sau khi ngẫm ra mọi chuyện, hắn đâm ra tuyệt vọng. Hắn lại tìm đến rượu. Hắn định đi giết con Thị Nở lẫn bà cô nhưng chẳng hiểu sao hắn lại tới nhà Bá Kiến. Hắn đòi Bá Kiến lương thiện. Không ai cho hắn, hắn liền rút dao đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.

– Trong bài dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo các bạn cần nói rõ thêm ý nghĩa của hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí:

dàn ý phân tích nhân vật chí phèo

+ Ý nghĩa thứ nhất: việc đâm chết Bá Kiến được xem là hành động lấy máu rửa hận của người nông dân thức  bị áp bức đến tận cùng đã thức tỉnh về quyền sống.

+ Ý nghĩa thứ hai đó là, dù cho phải trả cái giá đắt thì con người lương thiện vẫn luôn muốn có một cuộc sống làm người bình thường. Và cái chết của Chí Phèo chính là sự hy sinh của con trong đau đớn để tìm về với sự sống đích thực.

  • Luận điểm 5: Nghệ thuật tạo nên nhân vật

– Khi lập dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo các bạn nhất thiết không được quên luận điểm này. Bởi đây chính là tài năng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng ngôn từ của tác giả. Nhà văn đã tạo nên một nhân vật điển hình trong một hoàn cảnh cũng rất điển hình.

– Bên cạnh đó là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sống động, chân thực. Tác giả viết từ trí tưởng tượng nhưng độc giả lại cảm nhận thấy câu chuyện ấy là có thật. Nhân vật ấy là có thực và có thể bắt gặp đâu đó. Đặc biệt, quá trình phát triển tâm lý quá phù hợp.

– Tác phẩm mang giá trị nhân đạo to lớn và hiện thực phê phán đau xót. Với lối dùng từ giản dị, mộc mạc như những người dân quê thực thụ, Nam Cao đã tạo nên một bức tranh làng Vũ Đại có 1-0-2.

Kết bài

– Khi lập dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo, trong phần kết bài, các bạn cần khái quát lại những nét tiêu biểu, nổi bật đã tạo nên hình tượng Chí Phèo.  Ví dụ mồ côi, nghèo hết chỗ để nghèo nhưng lương thiện cho đến năm 20 bị tù đày. Trở về hắn thành con quỷ làng Vũ Đại. Tiếp đến hắn mong ước được hoàn lương vì đã tìm được tình yêu đầu tiên với Thị Nở. Nhưng rồi, hắn tuyệt vọng vì Thị không thể lấy hắn. Hắn đi đòi lương thiện để rồi tự sát.

– Sau khi khái quát nhân vật Chí, các bạn có thể chia sẻ thêm về cảm nhận của bản thân về nhân vật.

>>Xem thêm:  Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo – Văn mẫu siêu hay