Dàn ý là một trong những bước đầu tiên giúp các bạn làm bài phân tích hiệu quả nhất. Việc lập dàn ý sẽ giúp các bạn không bỏ sót các ý cũng như các dẫn chứng, lí luận trong bài. Dàn ý phân tích bài Tỏ Lòng dưới đây cũng là một trong những ví dụ điển hình để các bạn tham khảo.

Mở bài chi tiết dàn ý phân tích bài Tỏ lòng

Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão:

  • Phạm Ngũ Lão được người đời biết đến là một trong những vị tướng xuất sắc, văn võ song toàn của triều đại nhà Trần.
  • Phạm Ngũ Lão là người làng Phù Ủng (thuộc huyện Ân Thi, Hưng Yên ngày nay). Ông nổi tiếng với gia thoại, nhà nghèo, nhưng có ý chí kiên cường. Một hôm đoàn quân của Trần Quốc Tuấn đi qua, nhưng do mải nghĩ việc nước nên dù bị giáo của lính đâm vào đủi chảy máu, Phạm Ngũ Lão vẫn không hề hay biết.

dan y phan tich bai to long

  • Sau đó, Phạm Ngũ Lão theo Trần Hưng Đạo giúp vua đánh giặc. Được ông tin yêu và mến phục gả con gái nuôi là quận chúa Anh Nguyên. Không chỉ có tài thao lược góp công sức vào 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông, tác giả Phạm Ngũ Lão còn để lại cho đời hai tác phẩm độc đáo: là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

Luận điểm 2: Giới thiệu khái quát bài thơ Tỏ lòng:

  • Lập dàn ý phân tích bài Tỏ lòng, không thể không giới thiệu khái quát sự ra đời. Tác phẩm được tác giả viết sau những chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần trước quân Nguyên Mông.
  • Toàn bộ bài thơ đều toàn lên khí thế của một thời đại oai hùng với những niềm tự hào về những chiến thắng vẻ vang. Đồng thời qua đó, cũng thể hiện ý chí của đấng trượng phu, của đấng nam nhi trước con đường công danh.

Tỏ lòng- thân bài dàn ý phân tích

Lập dàn ý phân tích bài Tỏ lòng các bạn cần chú ý liệt kê đầy đủ các luận cứ luận điểm. Vì toàn bài chỉ có 4 câu nên mỗi câu là một luận luận điểm, giúp các bạn dễ dàng phân tích mà không bị bỏ sót.

“Hoành sóc gian sơn kháp kỷ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhị vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Bản dịch: “Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi sông

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Luận điểm 1: Hình tượng trang nam nhi trong câu thơ đầu

Hoành sóc gian sơn kháp kỷ thu (Múa giáo non sông trải mấy thu). “Hoành sóc” trong tiếng Hán được dịch thơ là múa giáo, nhưng cắt nghĩa chính xác của nó là “cắp ngang ngọn giáo”. Như vậy, ở câu này, tác giả muốn thể hiện hình tượng đấng nam nhi thời Trần lúc bấy giờ là rất hiên ngang, oai dũng. Luôn sẵn sàng tư thế cầm giáo, cầm vũ khí để chiến đấu. Với từ “múa giáo” nghe thơ hơn nhưng lại chưa thể hiện hết được nội lực của sức mạnh của đấng nam nhi như trong nguyên tác, mà như chỉ đang biểu diễn, phô diễn vẻ ngoài hơn.

dan y phan tich bai to long

– Sau khi nói về hình tượng người anh hùng, tác giả đề cập đến không gian và thời gian để người anh hùng ấy vẫy vùng. Đó là giang sơn (non sông). Đó không chỉ là một vùng qua nào đó mà là tổ quốc, dân tộc. Một không gian vũ trụ bao la để chí nam nhi thỏa sức tung hoành và tỏ lòng

– Bên cạnh không gian rộng lớn bao la là một thời gian vô tận. Kháp kỉ thu (mấy thu, mấy năm). Diễn tả dù cho quãng thời gian trải dài triền miền bao lâu đi nữa, thì người anh hùng vẫn quyết hy sinh, chiến đấu bền bỉ.

– Cả câu thơ đã nhấn mạnh hình ảnh trai tráng thời nhà Trần vô cùng hùng mạnh và có ý chí ngoan cường. Sức mạnh nội lực của họ sánh tầm với vụ trụ, không màng tới sự tàn phá của thời gian.

Luận điểm 2: Câu 2 thể hiện sức mạnh của quân đội nhà Trần

  • Để 3 lần chiến thắng đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, thì có thể thấy sức mạnh của quân dân nhà Trần vô cùng to lớn. Và tác giả Phạm Ngũ Lão đã miêu ta cho chúng ta thấy được điều đó. Tam quân (ba quân) gồm các cấp tiền quân, trung quân, hậu quân. Đó là đội hình binh lính chiến đấu của quân đội nhà Trần lúc bấy giờ.
  • Với đội hình hùng hổ, vững chắc đó, chắc chắn sức mạnh hợp lại sẽ vô cùng dữ dội. Và tác giả Ngũ Lão đã ví sức mạnh của quân đội nhà Trần như “tì hổ”, có thể “khí thôn ngưu”. Ông ví sức mạnh ấy như hổ báo. Loài mãnh thú là vua của muôn loài ở chốn rừng sâu. Những con hổ báo ấy có thể nuốt trôi trâu, nuốt trôi cả những loài vật to lớn hơn mình.

dan y phan tich bai to long

  • Qua hai hình ảnh so sánh và phóng đại đó ta cảm nhận được niềm hãnh diện và tự hào của tác giả về sức mạnh hùm beo cũng như chiến thuật ba quân bọc lọt hết sức bài bản của quân đội nhà Trần. Tác giả ca ngợi khí thế quân đội nhà Trần đã làm nên chiến thắng vang dội khắp năm châu bốn bể đó.

Luận điểm 3: quan niệm về con đường công danh

– Dàn ý phân tích bài Tỏ lòng tới đây, các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn phần nào về suy tư về nỗi lòng của những đấng trượng phu nam nhi thời xưa. Nam nhị vị liễu công danh trái (Công danh nam tử còn vương nợ). Nếu như bên trên là niềm kiêu hãnh, niềm tự hào của tác giả về những tháng ngày chinh chiến để phò vua giúp nước, thì tới câu thơ tiếp theo lại thấm đượm nỗi suy tư vì công danh chưa như ý. Theo quan niệm Nho giáo xưa, nam nhi sinh ra phải có ý chí lập công danh. Đó là chiến công sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho hậu thế. Nếu ai chưa hoàn thành hai điều ấy, thì coi như vẫn còn nợ với non sông, với gia đình, với chính mình.

– Suy nghĩ này của tác giả cũng gần giống với tâm tư của các sĩ phu khác thời đó như Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát…. Họ đều là những anh hùng nhưng vẫn luôn trăn trở về món nợ công danh.

Luận điểm 4: hổ thẹn với người đời

– Với tác giả Phạm Ngũ Lão, trai nam nhi mà không lập được công danh thì không chỉ là món nợ với dân tộc mà còn là nỗi hổ thẹn với người đời “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.

– Sở dĩ ông sử dụng từ “thẹn” ở đây là thể hiện sự tự cảm thấy xấu hổ của bản thân. Sự tự cảm thấy tự ti, cảm giác thua kém và chưa bằng người khác của các đáng nam nhi. Đặc biệt là khi nghe chuyện về những anh hùng trong và ngoài nước.

dan y phan tich bai to long

– Vũ Hầu chính là Khổng Minh, một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Ông là tấm gương điển hình cho sự tận tâm báo đáp chủ tướng. Vũ Hầu là người đã luôn cố gắng trả món nợ công danh, khi ông chết đã để lại sự nghiệp vinh quang và tiếng thơm cho muôn đời.

– Trong lúc đó, Phạm Ngũ Lão từ một chàng trai nghèo, đã quên mình vì nước, hết lòng vì vua tôi nhà Trần. Ông cũng đã được phong tới chứ Điện Súy, tước Nội Hầu. Danh tiếng lẫy lừng thế nhưng ông vẫn cảm thấy hổ thẹn.

Có thể nói, nỗi hổ thẹn của tác giả là nỗi tự ti hết sức khiêm tốn, của một nhân cách cao cả. Ông thể hiện sự khát khao, hoài bão không bao giờ hết trong tâm hồn những con người biết theo đuổi lý tưởng cao đẹp. Nỗi thẹn của ông đã phần nào đánh thức và nhắc nhở về ý chí làm trai của các nam tử thời Trần lúc bấy giờ, khi sống trong thời bình.

Dàn ý phân tích bài Tỏ lòng – kết bài

– Nội dung: 4 câu thơ làm sống dậy hào khí Đông A một thời sục sôi, với những anh hùng kiên trung bất khuất, có sức mạnh tầm vóc sánh ngang với vũ trụ bao la. Bên cạnh niềm tự hào, hãnh diện về sức mạnh dân tộc là tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Đồng thời, Phạm Ngũ Lão cũng nói lên nỗi lòng của mình trước món nợ công danh cũng như khát khao về cuộc sống có hoài bão, ý chí của nam nhi thời Trần.

– Nghệ thuật: toàn bài thơ, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gợi mà không tả. Các hình ảnh ước lệ, biện pháp so sánh cường điệu độc đáo kết hợp với điển cố điển tích phù hợp. Giúp toàn bài thơ trở nên ấn tượng sâu sắc.