Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài phân tích. Từ đó, các bạn sẽ hiểu hơn về tác giả Hàn Mặc Tử một trong những nhà thơ nổi tiếng trong thi đàn văn thơ của Việt Nam. Cũng như cảm nhận thêm vẻ đẹp về con người và thiên nhiên của một miền quê.

Mở bài chi tiết dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

  • Khi lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các bạn cần giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử. Đây là một trong những thi nhân nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Ông là một con người tài năng, có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Những sáng tác của đều mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác lãng mạn, thể hiện rõ tâm tư tình cảm của tác giả. Cuộc đời của Hàn Mặc Từ gặp nhiều bất hạnh nên khi đọc tác phẩm của tác giả, độc giả đã nói ông với như một “nhà thơ điên”.

dan y phan tich bai tho day thon vi da

  • Một trong những sáng tác mang dấu ấn sâu đậm nhất của thi nhân Hàn Mặc Từ đó là Đây thôn Vĩ Dạ. Tác phẩm đã tạo dấu ấn trong lòng độc giả bởi vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm. Bài thơ giống như một lời tâm tình thầm kín và khát vọng cháy bỏng của tác giả gửi tới người con gái yêu thương của thi sĩ.

Dàn ý phân tích bài thôn Vỹ Dạ phần thân bài

Luận điểm 1: Dàn ý phân tích khổ thơ thứ nhất:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

– Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ độc giả có thể thấy bài thơ mở đầu với một câu hỏi tu từ khá ý nhị “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Dường như câu hỏi này vừa như là một câu hỏi nhưng ẩn phía sau đó là lời trách yêu của người con gái đối với chàng trai, đồng thời ẩn chứa cả sự dỗi hơn và ngóng trông da diết của người con gái về việc trở về của chàng trai.

– Nhưng trong thực tế, không có nhân vật nữ trữ tình nào đang đối diện trực tiếp với Hàn Mặc Từ để hỏi cả. Bởi vậy, có lẽ lời thầm trách này được cát lên qua những bức ảnh, những bức tâm thư mà nhà thơ nhận được. Chúng khiến sống dậy trong lòng thi nhân nỗi nhớ về quê hương xứ Huế thân thương, với vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt ngút ngàn. Đặc biệt là nỗi xốn xang rạo rực trong tâm hồn thi sĩ khi nói về cảnh thôn Vĩ Dạ.

– Không gian của thôn Vĩ hiện lên thật yên bình với những hình ảnh rất quen thuộc như mảnh vườn, hàng cau. Tất cả hình ảnh đó như hiện rõ mồn một trước mặt của tác giả, nhưng thực ra lại cách xa nghìn km. Đặc biệt, tác giả nói vẽ về cái nắng nơi xứ Huế, ở thôn Vĩ là một cái nắng vô cùng tươi mới, tinh khôi. Đó không phải là nắng rực rỡ của mùa hè oi bức, hay cái nắng dịu dàng e ấp của mùa thi. Mà nó là “nắng mới lên”, nắng của buổi bình minh, sớm mai, nắng của một ngày mới.

dan y phan tich bai tho day thon vi da

– Khổ thơ có 4 câu thì hai câu đã xuất hiện từ “nắng” đã khiến cho không gian như tràn ngập sự ấm áp của ánh sáng mặt trời. Không cần tới bất cứ miêu tả màu sắc nào nhưng bức tranh thôn Vĩ vẫn cứ bừng lên một cách tinh khô và trong trẻo. Qua đây, chúng ta các thể thấy, dường như nhờ thơ Mặc Tử đang nhìn thôn Vĩ từ trên cao xuống, từ xa lại gần. Tác giả như muốn xuyên tấu không gian để nắm bắt lấy vẻ đẹp yên bình kỳ diệu, bao quan đã bao trùm lên cả khu vườn, lẫn cả không gian toàn bộ thôn Vĩ.

– Đến câu thơ tiếp theo, nhà thơ tự hào nói về vẻ đẹp của khu vườn. Tác giả đã ví màu xanh của khu vườn như màu của ngọc. Một màu xanh vừa gần gũi, nhưng cũng hết sức huyền bí và trang trọng. Quả thực, câu thơ đã vừa mang lại cho độc giả cảm nhận sâu sắc về thị giác, vừa khiến người đọc như được chạm tay vào những chiếc lá xanh mượt. Đây cũng chính là phong cách sáng tác đặc trưng của thi nhân, khi chịu ảnh hưởng bởi trường phái siêu thực Pháp, đó là cảm nhận vạn vật bằng nhiều giác quan.

– Tiếp theo là câu thơ thứ tư “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Câu thơ này mang lại nhiều cách hiểu không giống nhau. Có người cho rằng “mặt chữ điền”  có thể chính là khuôn mặt của người con gái đã mời thi nhân về chơi thôn Vĩ. Bởi có thể “vườn ai” ở đây có thể chính là vườn của em. Nên việc nhìn thấy khuôn mặt của em trong vườn ấy là chuyện đương nhiên. Nhưng cũng có độc giả tin rằng đó chính là hình tượng của tác giả đã trở về thôn Vĩ trong tâm tưởng. Tác giả đã gặp lại chính mình với gương mặt chữ điền, khi còn là một chàng trai tài hoa nổi tiếng ở xứ Huế. Qua đây, chúng ta có thể dường như thi nhân Hàn Mặc Tử muốn quên hiện tại đau khổ, về căn bệnh phong hiểm đang chịu đựng và trở về với thời thanh xuân với tình yêu trong trắng với tâm hồn thanh thản. Với “lá trúc che ngang”, càng khiến cho gương mặt chữ điền ấy bỗng nhiên có nét phóng khoáng, phong lưu mạnh mẽ pha chút ngang tàng của đấng nam nhi theo quan niệm ngày xưa.

Luận điểm 2:  Dàn ý phân tích khổ thơ thứ hai

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

– Khi lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, đến khổ thơ thứ hai, độc giả lại bắt gặp khung cảnh của miền quê xứ Huế trong buổi chiều tối với gam màu tối và trầm. Mỗi câu thơ đã phác họa nên rõ nét cảnh xứ Huế nhưng lại chứa đựng nhiều điều trái tự nhiên, ẩn dấu qua từng sự vật. Thông thương mây và gió đi cùng nhau, nhưng ở đây, gió và mây lại đi ngược đường nhau. Đây không chỉ là nghịch lý, trái với tự nhiên mà còn chứa đựng cả sự trớ trêu, thấy được sự biệt ly chia cắt.

– Thông thường, gió sẽ thổi làm hoa bắp lay thì sóng nước sẽ thổi theo nhưng ở đây dòng nước lại đứng im, buồn thiu. Chẳng khác nào tình cảnh đôi lứa ở gần nay nhưng tâm hồn không thể đồng điệu, dù gần gũi đấy nhưng lại nhuốm màu chia phôi. Đó dường như chính là cảm xúc của thi nhân khi thương nhớ, xa cách quê hương, và cũng chính là cảm xúc mặc cảm của các thi nhân trong giai đoạn cuộc sống lúc bấy giờ. Nếu như khổ thơ đầu mang vẻ đẹp của vùng quê bình yên với một tình yêu e ấp thì khổ thơ sau đã thể hiện một cuộc chia ly đầy nước mắt.

– Mặc dù rất muốn về quê xứ Huế, nhưng tác giả Hàn Mặc Từ đã phải chua phát phủ định lời mời của người mời nhà thơ về thăm thôn Vĩ. “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”. Đến đây, chúng ta có thể thấy Hàn Mặc Từ xuất hiện rất nhiều về hình tượng ánh trăng. Ánh trăng từ ngàn xưa luôn là biểu tượng của sự yên bình, hạnh phúc lứa đôi. Điều này chứng tỏ, nhà thơ Hàn Mặc Từ đang rất khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi nên câu thơ của ông tràn ngập ánh trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền trăng, chở trăng. Qua câu thơ, độc giả cảm nhận được tâm tư, nỗi ngóng trông khát vọng tình yêu của tác giả được gửi gắm qua thuyền trăng và dòng sông trăng.

– Chúng ta lại bắt gặp một câu hỏi tu từ không cần lời đáp. Câu thơ khiến nhịp thơ như lắng xuống, bộc lộ niềm lo lắng của số phận không rõ tương lai. Đó chính là sự mặc cảm, sự lo lắng của tác giả Hàn Mặc Từ về căn bệnh hiểm nghèo của mình. Tác giả cảm thấy sợ hãi trước sự ngắn ngủi của cuộc đời, đến nỗi không kịp theo về với vầng trăng, không kịp đợi trăng lên nữa.

Luận điểm 3: dàn ý phân tích khổ thơ thứ ba

“Mơ khách đường xa, khách đường xa,

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?”

– Trong bài dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các bạn cần phần tích khổ thơ cuối. Mặc dù buồn và mặc cảm cho số phận ngắn ngủi, và ước mơ còn dàng dở của mình nhưng chàng chi sĩ vẫn tiếp tục thả hồn mình sống trong khao khát của mình. Thông qua hình ảnh “khách đường xa”, một lần nữa tác giả lại nhấn mạnh về nỗi nhớ thương, ngóng trông của tác giả dành cho người con gái nơi thôn Vĩ. Người đọc có thể thấy màu áo trắng tinh khôi ở đây cũng chính là màu nắng của Vĩ Dạ đã khiến tác giả khi nhìn thấy cảm thấy ngây ngất, choáng ngợp trước sự thanh khiết, cao quý của người con gái xứ Huế.

dan y phan tich bai tho day thon vi da

– “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà?”. Những câu thơ tả thực cảnh ở kinh thành xứ Huế đầy sương khói. Dường như trong màn sương khói ấy, hình ảnh con người nhu nhạt nhòa đi và tình người cũng vì thế mà phia nhòa đi. Tiếp tục là một câu hỏi tu từ ở khổ thơ cuối cất lên một cách ngậm ngùi.

– Với hai đại từ “ai” ở câu thơ cuối này cũng đã tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau. Có người nghĩ rằng ai chính là thể hiện câu hỏi không biết liệu có có hiểu được tình yêu của tác giả với em đậm đà như thế nào? Liệu rằng, bản thân chàng trai có cảm nhận được tình yêu sâu đậm của bản thân hay không? Hay liệu rằng chàng trai có hiểu được tình cảm của người con gái không?… Chỉ là một câu hỏi không lời đáp nhưng lại ẩn chứa phía sau biết bao câu trả lời với rất nhiều câu hỏi. Nhưng dường như tác giả càng hỏi thì càng thấy tuyệt vọng, càng thấy “mờ nhân ảnh”.

Phần kết bài dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

  • Trong phần kết bài dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, một lần nữa, độc giả khái quát lại nội dung toàn bộ tác phẩm.
  • Đồng thời nhắc lại những nét nghệ thuật đặc sắc có trong tác phẩm đã làm nên thành công của tác. Từ đó khẳng định tên tuổi của tác giả Hàn Mặc Từ trên văn đàn thơ Việt Nam.