Mục lục

I/ Đặc điểm của văn bản nghị luận phần luận điểm

dac diem cua van ban nghi luan

Định nghĩa về luận điểm:

– Trước khi đi tìm hiểu sâu về luận điểm, các bạn cần hiểu qua về định nghĩa của nó. Theo đó, luận điểm được hiểu là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn, nghị luận.

II/ Trả lời các câu hỏi sau khi đọc văn bản Chống nạn thất học.

Câu 1: Luận điểm chính của bài viết là gì?

Gợi ý trả lời:

  • Luận điểm chính của văn bản chính là: chống nạn thất học

Câu 2: Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào?

Gợi ý trả lời:

  • Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng các ý chính:

+ Tình trạng thất học, lạc hậu diễn ra trước Cách mạng tháng Tám.

+ Những điều kiện cần để người dân có thể tham gia xây dựng nước nhà.

+Những khả năng thực tiễn có thể thực hiện trong việc chống nạn thất học.

  • và cụ thể hóa thành những câu văn dưới đây:

+ “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”.

+ “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”.

Câu 3: Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận?

Gợi ý trả lời:

  • Trong bài văn nghị luận, luận điểm được xem là linh hồn của bài viết. Nó giúp cho văn bản thống nhất thành một khối, giúp người đọc dễ dàng hiểu về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 4: Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?

Gợi ý trả lời:

  • Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt những yêu cầu sau. Đó là phải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục. Cụ thể như trong bài “Chống nạn thất học” Bác Hồ đã đưa ra dẫn chứng thuyết phục như khi Pháp cai trị, đã thi hành chính sách ngu dân. Nhờ đó mà chúng mới có thể lừ dối và bóc lột dân ta. Bác còn đưa ra số liệu 95 phần trăm mù chữ. Rồi phụ nữ càng cần phải học để ko bị kìm hãm, chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử…

III/ Đặc điểm của văn bản nghị luận phần luận cứ

Định nghĩa luận cứ:

–  Các bạn có thể hiểu luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. Đồng thời, luận cứ sẽ giúp văn bản trả lời các câu hỏi sau: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

Trả lời các câu hỏi về luận cứ qua văn bản Chống nạn thất học

Câu 1: Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì?

Gợi ý trả lời:

  • Những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học đó là:

+ Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nạn thất học

+ Tiếp đến tác giả nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc chống nạn thất học

+ Sau đó tác giả chỉ ra cách chống nạn thất học

+ Cuối cùng là một số ví dụ dẫn chứng mà tác giả đưa ra.

  • Những luận cứ ấy đóng vai trò làm cơ sở lí luận cho các luận điểm sau đó diễn giải ra.

Câu 2: Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

Gợi ý trả lời:

  • Cũng như luận điểm, muốn có sức thuyết phục, luận cứ phải tiêu biểu, logic, rõ ràng, chi tiết, chân thực và đúng đắn, phù hợp. Ví dụ như trong bài Chống nạn thất học. Các luận cứ được đưa ra rất rõ ràng, được sắp xếp rất logic, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông điệp của tác phẩm.

IV/ Đặc điểm của văn bản nghị luận lập luận

dac diem cua van ban nghi luan

Định nghĩa lập luận

– Các bạn có thể hiểu lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp và trình bày các luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc nhất cho các luận điểm.

V/ Trả lời câu hỏi về lập luận qua văn bản Chống nạn thất học

Câu 1: Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học?

Gợi ý trả lời:

  • Trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học đi theo trình tự từ thực trạng nạn thất học ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Tiếp đến là yêu cầu phải chống nạn thất học đó. Cuối cùng là tác giả đưa ra cách khắc phục bằng cách là những người đã biết chữ thì dạy cho người biết chữ, tạo phong trào bình dân học vụ tại mỗi nhà, mỗi thôn xóm, mỗi công trường, mỗi đồn điền.

Câu 2: Lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

Gợi ý trả lời:

  • Lập luận như vậy đi tuân theo thứ tự cụ thể sau:

+Vì sao phải chống nạn thất học?

+Chống nạn thất để làm gì?

+Chống nạn thất học bằng cách nào?

  • Lập luận theo trình như vậy có ưu điểm là sẽ giúp cho văn bản trở nên hợp lý, chặt chẽ, logic, và giàu sức thuyết phục hơn

VI/ /Đặc điểm của văn bản nghị luận phần luyện tập

Câu 1: Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

Câu 2: Luận điểm trong văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội?

Gợi ý trả lời:

  • Luận điểm chính trong văn bản là: “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội”.

Câu 3: Các luận cứ của văn bản là gì?

Gợi ý trả lời:

  • Các luận cứ của văn bản là

+ Những thói quen tốt trong đời sống

+ Nhưng thói quen xấu và tác hại của nó trong đời sống

+ Các thói quen và tệ nạn

+ Hậu quả của những tệ nạn

Câu 4: Cách lập luận trong bài?

Gợi ý trả lời:

  • Trong bài, tác giả lập luận theo trình tự từ việc nêu ra những thói quen tốt, sau đó là nêu lên thực trạng những thói quen xấu cùng tác hại. Dẫn đến những hậu quả là tệ nạn xã hội.

Câu 5: Nhận xét về sức thuyết phục của văn bản?

Gợi ý trả lời:

  • Với các luận điểm, luận cứ rõ ràng, đầy đủ cùng những lập luận chính xác, cụ thể, văn bản đã mang tính thuyết phục hơn. Cụ thể các thói quen xấu như hút thuốc lá, vứt rác bừa bãi, vứt vỏ chuối, mảnh chai vứt bừa bãi…