Soạn Chiếc lá cuối cùng trang 86-90, sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập 1

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Chiếc lá cuối cùng trang 86-90): Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.

Trả lời:

+ Những chi tiết trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi là:

  • Khi nghe đến câu chuyện về chiếc lá thường xuân cuối cùng, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.
  • Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi – đó là chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men đã vẽ tặng cho Giôn -xi trong một đêm mưa gió.

+ Tác giả O Hen-ri đã bỏ qua đoạn văn cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết để tạo sự bất ngờ cho câu chuyện, làm câu chuyện hấp dẫn người đọc hơn.

+ Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác vì:

  • Chiếc lá cuối cùng được vẽ giống y chang lá thật, đến nỗi Giôn-xi và Xiu cũng không thể phát hiện ra.
  • Hơn nữa, chiếc lá cuối cùng được vẽ bởi bàn tay tài hoa của một họa sĩ Bơ-men người có tấm lòng cao cả, đã đánh đổi cả tính mạng để giúp Giôn -xi vượt qua bệnh tật.

Câu 2 (Soạn Chiếc lá cuối cùng trang 86-90): Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?

Trả lời:

+ Bằng chứng cho thấy Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống đó là:

  • “Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì. Một cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng vẫn đang rơi, lẫn cùng với tuyết. Cụ Bơ-men mặc chiếc sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả.
  • “Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn -xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống. “Kéo nó lên cho em, em muốn nhìn” cô thều thào ra lệnh. Xiu làm theo một cách chán nản.”
  • Khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm: “ Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo của cụ ướt sũng và lạnh buốt. …..chiếc lá cuối cùng”.

+ Nếu Xiu biết trước thì câu chuyện sẽ kém hấp dẫn hơn. Bởi vì, cốt truyện sẽ không còn bất ngờ, hứng thú cho người đọc.

Câu 3 (Soạn Chiếc lá cuối cùng trang 86-90): Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu, của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Trả lời:

+ Tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu, của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên là:

  • Tâm trạng của Giôn-xi rất yếu đuối và tuyệt vọng, gần như là buông xuôi. Vì vậy, Giôn-xi đã đánh cược khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình; trong khi người bạn thân tên Xiu hết lòng chăm sóc, thương yêu, động viên.
  • Lần kéo mành đầu tiên Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuyên đã rụng, còn Xiu thì lo lắng. Sang đến lần kéo rèm thứ hai, cả Giôn-xi và Xiu đều hết sức ngạc nhiên đến sững sờ vì chiếc lá thường xuân vẫn còn ở trên cây sau một đêm mưa bão.

+ Nguyên nhân sâu xa quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi là: Giôn-xi đánh cược cuộc sống của mình vào chiếc lá thường xuân. Nhưng lạ thay, sau một đêm mưa bão, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng xuống, cho thấy lá thường xuân có một sức sống mãnh liệt đã giúp cô lấy lại hi vọng vào cuộc sống để cố gắng khỏi bệnh.

+ O Hen-ri kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm, vì tác giả kết thúc câu truyện dạng mở để độc giả tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi.

Câu 4: Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng”, của O Hen-ri, qua đoạn trích này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.

Trả lời:

+ Hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên tình huống đảo ngược tình huống hai lần là:

  • Cụ Bơ-men khỏe mạnh, còn Giôn-xi đang bạo bệnh và nằm chờ chết.
  • Giôn-xi hồi sinh một cách thần kì, không còn nghĩ đến cái chết, còn cụ Bơ-men thì chết sau một đêm dầm mưa bão gió lạnh.

+ Tác dụng của tình huống đảo ngược này nhằm tạo sự bất ngờ, thú vị cho bạn đọc. Ngoài ra, cho người đọc cảm nhận được ý nghĩa của “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật chân chính đã mang lại sự hồi sinh tuyệt vời đối với con người. Bên cạnh đó, qua hai chi tiết đảo ngược này còn cho thấy tình yêu thương, đồng cảm với số phận giữa những con người nghèo khổ.