Bố cục đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Văn bản Chị em Thúy Kiều được chia làm 4 phần với nội dung cụ thể như sau:

  • Phần 1 (4 câu thơ đầu): Giới thiệu sơ lược về chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. 
  • Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp, tài sắc của Thúy Vân. 
  • Phần 3 (12 câu tiếp): Nét đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều. 
  • Phần 4 (4 câu cuối): Cuộc sống an bình, êm đềm của chị em nhà Kiều. 

Hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều

Câu 1: Chị em Thúy Kiều SGK Ngữ Văn 9 tập 1 trang 83

Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.

Trả lời:

Đoạn trích có kết cấu như sau:

  • Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp nổi bật của chị em nhà Kiều. 
  • Bốn câu thơ tiếp: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. 
  • Mười hai câu thơ tiếp: Đặc tả nét đẹp hơn người của Thúy Kiều. 
  • Bốn câu thơ còn lại: Hoàn cảnh sống của chị em nhà Kiều. 

Đoạn trích này được tác giả sử dụng trình tự miêu tả nhân vật theo kết cấu từ chung đến riêng, đặc tả từng nhân vật bằng từ ngữ sắc bén. Trong đó Thúy Kiều là nhân vật trung tâm, quan trọng nhất nên Nguyễn Du đã dành tới 12 câu thơ để miêu tả. Đồng thời lấy vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của Thúy Kiều. 

Câu 2

Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Trả lời

Để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả đã sử dụng biện pháp ước lệ với những hình tượng nghệ thuật sâu sắc, cụ thể:

  • Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. 
  • Hoa cười ngọc thốt đoan trang.
  • Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Những hình ảnh này xuất hiện thường xuyên trong văn học trung đại. Đó là những vẻ đẹp ước lệ từ thiên nhiên, vạn vật, gần gũi thể hiện vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ. Nó mang ý nghĩa báo hiệu cuộc đời êm đềm, bình lặng, không sóng gió. 

Câu 3:

Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thúy Vân?

Trả lời

Với Thúy Kiều, tác giả sử dụng hình ảnh nghệ thuật ước lệ mạnh mẽ như: Thu thủy, xuân sơn, hoa liễu. 

Trong phần miêu tả hai nhân vật giống nhau ở chỗ: Đều dùng hình ảnh của thiên nhiên, cảnh đẹp để miêu tả.

Khác nhau: So với Thúy Vân, tác giả không tả chi tiết nhưng lại có những hình ảnh đặc tả theo chiều sâu. 

Cùng với đó, tác giả còn dùng những thành ngữ chỉ cô gái đẹp nhằm chỉ Thúy Kiều mang vẻ đẹp của tuyệt thế giai nhân như: “Nghiêng nước nghiêng thành”. Qua đó ta thấy được sự vượt trội về tài sắc của nàng như: 

  • Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 
  • Về sắc đẹp, Thúy Kiều xếp thứ nhất, về tài hiếm lắm mới có người thứ hai “sắc đành đòi một tài đành họa hai”.
  • Thông minh sẵn tính trời, giỏi thi ca thêu thùa. 

Câu 4:

Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

Trả lời

Ngoài vẻ đẹp hình thức, tác giả còn dành nhiều câu thơ gợi tả vẻ đẹp về tài năng của Thúy Kiều. Đó là người con gái cầm, kì, thi, họa. Cụ thể: 

  • Thuộc lòng mọi cung bậc, âm giai trong nhạc cổ (cung, thương, dốc, chủy, vũ) “cung thương làu bậc ngũ âm”.
  • Tinh thông đàn tỳ bà, nàng có thể tự phổ nhạc, sáng tác nên các khúc đàn hay.

Thông qua những chi tiết cực tả tài năng của Kiểu tác giả muốn làm nổi bật nét đẹp tài sắc vẹn toàn “mười phân vẹn mười” hiếm người có được. Đồng thời người ta thấy được trái tim đa sầu, đa cảm của Kiều và dự đoán được tương lai “hồng nhan bạc phận” của người con gái ấy. 

Câu 5: 

Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?

Trả lời

Bức chân dung tác giả phác họa nàng Kiều và nàng Vân chính là sự dự báo số phận của hai người. Dụng ý này hoàn toàn đúng, bởi bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn hẳn, tái hiện cuộc đời chông gai, đau khổ “tài hoa bạc mệnh”. 

Hơn nữa số câu thơ dành miêu tả Thúy Kiều gấp 3 lần so với Thúy Vân. Dùng việc miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều. Đặc biệt với hình ảnh đàn tỳ bà xuất hiện trong đoạn phác họa Kiều ta dường như đã đoán định được phần nào cuộc đời sóng gió của trang tuyệt sắc giai nhân. Bởi đàn tỳ bà vốn thường xuất hiện chốn phong trần, cẩm phổ là những nốt buồn bã thê lương. 

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Trả lời

Trong 2 bức chân dung, em thấy bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung của Thúy Vân chỉ đóng vai trò làm nền cho Thúy Kiều. Vì:

  • Tác giả gợi tả Thúy Vân chỉ với 4 câu, trong khi dành tới 12 câu để đặc tả vẻ đẹp ngoại hình, tài năng của Thúy Kiều. 
  • Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ miêu tả Kiều có chiều sâu hơn. Ở Thúy Kiều, Nguyễn Du bằng chỉ cần gợi nhẹ, dùng bút pháp chấm phá để người đọc tự liên tưởng ra bức tranh Thúy Kiều là một nữ nhân sắc nước hương trời “nghiêng nước nghiêng thành” khó tìm trong nhân gian. 

Trên đây là những nội dung soạn bài Chị em Thúy Kiều cơ bản. Hy vọng, qua đó các em có thể nắm bắt bài học nhanh với tính logic chặt chẽ. Từ đó hiểu rõ phương pháp nghệ thuật sử dụng, áp dụng phân tích sâu trong các bài kiểm tra, thi đánh giá năng lực.