Mục lục

Soạn Bài toán dân số trang 130-134, sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1

I, ĐỌC –  HIỂU VĂN BẢN

Câu 1(Soạn Bài toán dân số trang 130-134): Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần Thân bài hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm)

Trả lời:

Bố cục của văn bản “Bài toán dân số” và nội dung, ý chính từng phần là;

+ Mở bài (đặt vấn đề)

  • Từ đầu đến “qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra…”: Bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại.

+ Thân bài (Giải quyết vấn đề)

  • Tiếp theo cho đến “số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”: Làm sáng tỏ vấn đề tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.

+ Luận điểm 1: Nêu lên bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

+ Luận điểm 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như các hạt thóc trên bàn cờ.

+ Luận điểm 3: Phụ nữ sinh rất nhiều con chứ không phải như khẩu hiệu “mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con”

+ Kết luận (Kết thúc vấn đề)

  • Còn lại: Bài toán dân số chưa có lời giải, chúng ta cần hành động vì sự tồn tại của loài người.

Câu 2 (Soạn Bài toán dân số trang 130-134): Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?

Trả lời:

  • Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản “Bài toán dân số” đó là đất đai trên trái đất thì không sinh sôi nảy nở thêm mà con người thì càng ngày càng nhiều lên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, gây hệ lụy đến cuộc sống sau này.
  • Điều làm tác giả “sáng mắt ra” đó là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ngỡ tưởng mới được đặt ra gần đây nhưng khi nghe một câu chuyện bài toán cổ thì đúng là từ thời cổ đại.

Câu 3 (Soạn Bài toán dân số trang 130-134): Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói?

Trả lời:

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò làm nổi bật, so sánh lên vấn đề gia tăng dân số nhằm tạo sức hút, lôi cuốn người đọc. Cho thấy vấn đề gia tăng dân số không phải là vấn đề của ngày hôm nay mà đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Từ câu chuyện kén rể tác giả dẫn người đọc đến một kết luận mỗi ô trên bàn cờ chỉ là một hạt thóc và cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của bàn cờ 64 ô có thể phủ kín bề mặt trái đất.

Câu 4 (Soạn Bài toán dân số trang 130-134):

Trả lời:

  • Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của hội nghị Cai -rô để cho mọi người thấy phụ nữ ở các nước kém phát triển thường sinh nhiều con, vì vậy đưa ra khuyến cáo “sinh một đến 2 con” là rất khó thực hiện.
  • Trong số các nước kể trên, nước Việt Nam thuộc châu Á, Ấn Độ; còn các nước còn lại thuộc châu Phi Ru-an-đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca
  • Sự phát triển của hai châu lục này tương đối chênh lệch. Các nước Châu Phi chủ yếu là nước kém phát triển, nhận thức chưa cao nên tỉ lệ sinh con nhiều.
  • Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội đó là: ở đâu dân số nhiều thì đi liền với lạc hậu, khó khăn, kinh tế trì trệ, văn hóa xã hội chưa được nâng cao.

Câu 5 (Soạn Bài toán dân số trang 130-134): Văn bản này mang lại cho em những hiểu biết gì?

Trả lời:

Văn bản “Bài toán dân số” cho em thấy gia tăng dân số sẽ gây áp lực lên nền kinh tế, khiến kinh tế lạc hậu, con người sống trong nghèo nàn.

II, LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Bài toán dân số trang 130-134): Liên hệ với phần Đọc thêm để trả lời câu hỏi: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?

Trả lời:

  • Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là “đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Lựa chọn sinh đẻ là quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục”.
  • Vì giáo dục cho phụ nữ để họ hiểu được nguy cơ của việc bùng nổ dân số, sinh ít con sẽ giảm thiểu bệnh tật, tử vong cũng như nghèo đói.

Câu 2 (Soạn Bài toán dân số trang 130-134): Hãy nêu các lí do chính để trả lời cho các câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn lạc hậu?

Trả lời:

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn lạc hậu vì: Dân số phát triển mạnh mẽ đến mức chóng mặt sẽ ảnh hưởng đến con nhiều trong rất nhiều lĩnh vực: từ sức khỏe, học hành cho con cái, đất ở, lương thực, chế độ việc làm….

Đối với các nước kém phát triển thì vấn đề gia tăng dân số sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, không những làm đất nước kém phát triển mà còn làm hạn chế sự phát triển của giáo dục.

Câu 3(Soạn Bài toán dân số trang 130-134): Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần Đọc thêm. Hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9/2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số Việt Nam?

Trả lời:

Dân số thế giới từ năm 2000 đến tháng 9/2003 tăng 241 triệu người, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam vào cùng thời điểm.