I. Đọc – hiểu văn bản Bắc Sơn

Câu 1: Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.

Trả lời:

– Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn trong vở kịch Bắc Sơn là:

+ Lớp I: Dẫn dắt, giới thiệu tóm tắt tình huống truyện.

+ Lớp II: Cuộc hội thoại giữa Thơm với Thái và Cửu.

+ Lớp III: Cuộc hội thoại giữa Thơm và Ngọc.

– Tình huống ở đây là: Sau khi cha chết, Thơm nhận ra Ngọc – chồng mình đã phản bội. Cô đã vô cùng đau đớn, cay đắng. Khi hai vị cán bộ cách mạng bị truy bắt là Thái và Cửu chạy đến nhà Thơm, cô đã giúp họ che dấu vết và thân phận.

Câu 2: Trong cách lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?

Trả lời:

– Trong cách lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống chồng Thơm dẫn lính đi bắt cán bộ Cách mạng. Đúng lúc đó, Thái và Cửu chạy đến nhà cô, cô rơi vào hai sự lựa chọn: một là để Ngọc bắt hai người; hai là giúp hai người kia chạy trốn. Và Thơm đã chọn cách thứ hai.

– Tình huống ấy có tác dụng trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch là:

+ Đẩy câu chuyện lên đến cao trào và bộc lộ được tính cách thật của nhân vật.

+ Thể hiện được mối xung đột, mâu thuẫn giữa chuyện gia đình và chuyện cứu nước cứu nhân dân.

+ Khẳng định được trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm nhất thì lòng tin của các cán bộ dành cho nhân dân là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ là bàn đạp dẫn đến chiến thắng cuối cùng.

Câu 3: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu).

Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự chuyển biến ấy?

Trả lời:

– Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm là:

+ Tâm trạng

* Sự day dứt, đau khổ đến quằn quại: người cha chết trao lại khẩu súng cho Thơm. Em trai cũng hy sinh, rồi người mẹ mất chồng mất con cũng hóa điên hóa dại.

* Sự nghi ngờ ông chồng: Thơm hỏi han thì Ngọc cố tình đánh trống lảng.

+ Hành động: Thơm đã giấu hai cán bộ Cách mạng là Thái và Cửu để tránh khỏi sự truy lùng của bọn lính.

– Nhân vật Thơm đã có biến chuyển trong các lớp kịch này từ nỗi đau đớn khi người thân hy sinh hết, Thơm bắt đầu nghi ngờ những hành động mờ ám của chồng. Sau cùng, cô nhận ra chồng phản bội và quyết tâm đi giúp các cán bộ che giấu thân phận.

– Ý nghĩa của sự chuyển biến ấy là:

+ Thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của Thơm hay chính là nhân dân thời kỳ chiến tranh: Bắt đầu họ không tin vào Cách mạng, trải qua nhiều biến cố, họ trở thành những lực lượng cốt cán trong các cuộc kháng chiến.

+ Nhấn mạnh sự che chở của nhân dân dành cho cán bộ, bộ đội là bất diệt, không bom đạn nào có thể cắt đứt nó.

Câu 4: Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau:

– Bằng những thủ pháp nào tác giả để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, đó là bản chất gì?

– Những nét nổi rõ ràng trong tích cách của Thái, của Cửu là gì?

Trả lời:

– Bằng những thủ pháp tài tình, tác giả đã khiến cho Ngọc lộ tẩy bản chất xấu xa, đểu cáng của một tên Việt gian.

+ Hắn ta nuôi tham vọng về sự giàu sang và quyền lực.

+ Hắn che giấu bản chất trước chính người vợ của mình. Vợ không biết hắn là Việt gian. Đằng sau thì đi truy lùng và giết các các bộ Cách mạng.

– Những nét nổi bật rõ ràng trong tính cách của Thái, của Cửu là:

+ Thái là một cán bộ có cái đầu lạnh, và một trái tim nóng. Anh thông minh, sắc sảo và luôn tin tưởng vào thái độ của nhân dân ta, dù đó có là Thơm – vợ của một tên Việt gian.

+ Cửu lại bộc trực, nôn nóng, đúng với tính cách của thanh niên.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu cảm tâm lý và tính cách nhân vật.

Trả lời:

– Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu cảm tâm lý và tính cách nhân vật là:

+ Cách xây dựng xung đột một cách gay gắt về cả hai trường phát:

* Sự xung đột bề nổi giữa bọn Việt gian như Ngọc và các cán bộ Cách mạng yêu nước là Thái và Cửu.

* Xung đột chính trong nội tâm của Thơm khi cô phải đưa ra quyết định là chọn chồng hay chọn Đảng và Cách mạng.

+ Tình huống éo le khi cả gia đình của Thơm đều hy sinh hết, bất ngờ khi người đọc phát hiện Ngọc lại chính là một tên Việt gian. 

+ Ngôn ngữ được biến hóa linh hoạt khi thì da diết, trầm bổng, lúc lại dồn dập, sôi sục.

II. Luyện tập Bắc Sơn

Câu 1: Chia mỗi nhóm bốn em, tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch này.

Trả lời:

– Tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch Bắc Sơn:

+ Chọn em nữ xinh đẹp nhưng kiên cường đóng vai Thơm.

+ Chọn em hơi lưu manh, nghịch nghợm đóng vai Ngọc.

+ Chọn em học sinh nam thông minh, sáng sủa đóng vai Thái.

+ Chọn em học sinh nam sôi nổi đóng vai Cửu.

Câu 2: Đọc kỹ lại chú thích (**) về kịch ở bài này, vận dụng để xác định thể loại của những vở kịch mà em đã đọc hoặc được xem.

Trả lời:

– Đọc kỹ lại chú thích (**) về kịch ở bài này, vận dụng để xác định thể loại của những vở kịch mà em đã đọc hoặc được xem.

+ Vở kịch Bắc Sơn thuộc: kịch nói.

+ Vở kịch Kiều thuộc: kịch hát.

Ý nghĩa – giá trị của vở kịch Bắc Sơn:

– Đã giúp học sinh nhận ra và hiểu sâu sắc về tình huống và xung đột kịch. Điển hình là tâm lý của Thơm từ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với kháng chiến, cho đến lung lay và đứng hẳn về phía Đảng và Cách mạng.

– Thể hiện được ngòi bút viết kịch tài hoa của Nguyễn Huy Tưởng từ cách xây dựng tình huống đến xây dựng cuộc hội thoại, tâm lý và hành động của nhân vật.