Mục lục

Soạn Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Trang 186-194 Ngữ văn 9 Tập 2

A – NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

(Soạn Tổng kết phần Văn học)

+ Văn học Việt Nam được tạo thành từ hai bộ phận là:

  • Văn học dân gian
  • Văn học viết

II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

+ Văn học viết Việt Nam được chia làm hai giai đoạn chính:

– Thứ nhất là văn học trung đại (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) giai đoạn này lại được chia làm hai thể loại là:

  • Văn học chữ hán
  • Văn học chữ nôm.

– Thứ hai là văn học hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến nay) giai đoạn này được chia làm hai là:

  • Văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
  • Văn học từ năm 1945 đến nay.

III. MẤY NÉT ĐẶC SẮC NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

+ Một số nét đặc sắc nổi bật có tính truyền thống của văn học dân tộc Việt Nam là:

  • Tư tưởng yêu nước
  • Tinh thần nhân đạo
  • Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan
  • Tính thẩm mỹ cao

HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI

Câu 1(Soạn Tổng kết phần Văn học ): Ghi lại tên tác giả tác phẩm, thể loại của tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học Việt Nam trung học được học và đọc thêm trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS, theo hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm.

Trả lời:

a) Văn học chữ Hán em đã được học và đọc thêm trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS.

b) Văn học chữ Nôm em đã được học và đọc thêm trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS.

Câu 2(Soạn Tổng kết phần Văn học): Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian với văn học viết 

Trả lời:

Câu 3(Soạn Tổng kết phần Văn học): Hãy tìm những ví dụ trong truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương hoặc sáng tác của một tác giả hiện đại để thấy ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết.

Trả lời:

+ Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết là:

Văn học dân gian trở thành nguồn thi liệu cho văn học viết.

– Ví dụ: tục ngữ, thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”; “Kiến bò miệng chén”; “Bướm lả ong lơi”

– Cốt truyện dân gian (Truyện người con gái Nam Xương)

– Lấy cảm hứng và hình tượng dân gian: Con cò (Chế Lan Viên).

  • Nước non lận đận một mình

    Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • Hình ảnh con cò tượng trưng cho sự chịu đựng, hi sinh, lam lũ vất vả vừa thể hiện phẩm chất bao bọc, lo lắng, hết lòng con cái vô cùng cao đẹp của người mẹ.

– Thể thơ lục bát (Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên…)

Một mình đối diện với mình

Mênh mông trăng gió vô tình thoảng qua

Mong manh như một nhành hoa

Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu?

Chưa đi đến thuở bạc đầu

Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?

( Trích Kiều ở lầu ngưng bích)

Câu 4: Nêu và phân tích một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam các thời kì.

Trả lời:

+ Tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật và xuyên suốt trong ba thời kì văn học: Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước luôn là đối tượng, nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều tác giả. Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như:

  • Thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX): Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ…

Ví dụ: Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi

– Tinh thần yêu nước được thể hiện thông qua tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ , khẳng định nền độc lập lâu đời của dân tộc thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục khác biệt, và độc đáo, cùng với việc dẫn ra hàng loạt các chiến tích và sự thất bại thảm hại của vương triều phương Bắc khi tiến quân vào xâm lược nước ta trong lịch sử. Thể hiện  tinh thần yêu nước, sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta luôn sẵn sàng tiêu diệt những kẻ thù to lớn để bảo vệ Tổ quốc.

– Tinh thần yêu nước sâu sắc thể hiện qua việc vạch trần âm mưu đê hèn, tội ác xâm lược của quân Minh khi tràn vào lãnh thổ nước ta, tố cáo hành động tàn ác và chủ trương cai trị vô nhân đạo của kẻ thù. Chúng tàn sát đồng bào bằng những hành động diệt chủng đầy man rợ tàn khốc “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Phá hủy cuộc sống an bình của nhân dân, ra sức vơ vét của cải “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”. Xem nhân dân ta như những cỗ máy biết nói, ra sức đàn áp, nô dịch thúc ép dân tộc Đại Việt phải lên rừng, xuống biển đối mặt với nhiều nguy hiểm, khổ sai để đem về những sản vật quý hiếm.

–  Tinh thần yêu nước thông qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Tái hiện hình ảnh chủ soái Lê Lợi, người anh hùng tiêu biểu nhất cho tinh thần yêu nước của cả dân tộc, đại diện cho ý chí quyết tâm dẹp giặc ngoại xâm, là niềm tự hào, hy vọng của cả một dân tộc đang lầm than. Tái hiện quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm đầy anh dũng, kiên cường của dân tộc ta, biểu hiện rõ nét nhất, mạnh mẽ nhất cho lòng tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ mảnh đất quê hương bằng mọi giá. Trong chiến đấu tinh thần yêu nước được thể thông qua sự dũng mãnh, xông pha giết giặc của các tướng sĩ, những trận đánh oanh liệt đem về những chiến thắng vô cùng vang dội, khiến kẻ thù nghe tiếng mà sợ hãi khôn cùng.

–  Tinh thần yêu nước bộc lộ thông qua lời tổng kết: Tinh thần yêu nước lần nữa được khẳng định thông qua việc Nguyễn Trãi tuyên bố nền độc lập chủ quyền của dân tộc bằng giọng văn hùng hồn, sắc sảo, niềm tự hào, kiêu hãnh “Xã tắc từ đây vững bền/Giang sơn từ đây đổi mới”, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, khai sinh ra một triều đại thịnh trị lâu dài.

  •  Đầu thế kỉ XX-Cách mạng tháng Tám 1945: in dấu trong các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Hồ Chí Minh…

Ví dụ: Cảnh Khuya – Hồ Chí Minh

– Tinh thần yêu nước được tác giả bộc lộ thông qua tình yêu thiên nhiên:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người. “Chưa Ngủ” vì say mê cảnh thiên nhiên đẹp, vì lo cho dân và cả cho nước nhà. Đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu nước sâu nặng thường trực ở Bác

  • Sau Cách mạng tháng Tám 1945: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn thuyền đánh cá,..

Ví dụ: Làng – Kim Lân

– Tình yêu nước được thể hiện qua tình yêu làng da diết của nhân vật ông Hai. Ông luôn tự hào về quê hương mình, đi đâu ông cũng khoe. Khi đi tản cư sống trong thời chiến ông vẫn yêu làng, nhưng ông không còn tự hào về những cái tầm thường, vụn vặt ấy nữa mà thay vào đó là niềm tự hào lớn lao về cái tinh thần kháng chiến của người làng chợ Dầu. Giờ đây ông tự hào cái làng ông đã trở thành một làng kháng chiến, cũng góp sức mình vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Tình yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cách mạng thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như khi ông nghe ngóng tin tức kháng chiến

–  Ông yêu nước và tin tưởng vào tương lai tiền đồ của đất nước, tin tưởng vào lãnh tụ. Ông tin rằng chẳng mấy chốc thằng Tây sẽ cút khỏi đất nước của mình, người dân lại được sống lại những tháng ngày hoà bình êm ấm. Nhưng có lẽ tình yêu làng, yêu nước yêu kháng chiến nồng nàn tha thiết của ông Hai thể hiện rõ ràng nhất là khi ông nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, kịch liệt.

– Ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng thống nhất, hòa quyện trong tình yêu nước. Từ tình yêu làng, yêu nước tự nhiên, thiết tha (tình yêu làng, yêu nước tự phát), chuyển biến lên thành tình yêu làng, yêu nước sâu đậm nhờ sự soi rọi của lý tưởng cách mạng (tình yêu làng, yêu nước tự giác, có ý thức). Tình yêu nước, lợi ích của đất nước được đặt cao hơn tình làng và lợi ích của cá nhân ông Hai. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại cách mạng. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp sớm giác ngộ và đứng về phía cách mạng.

Câu 5: Nêu những biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong tác phẩm tiêu biểu trung đại (ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) và một số tác phẩm văn học hiện đại (ví dụ lão hạc Nam Cao, tắt đèn (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

+ Những biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong tác phẩm tiêu biểu trung đại là:

  • Thương cảm, đau xót cho số phận đau khổ của con người.
  • Trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp của con người.
  • Tố cáo, phê phán các thế lực chà đạp lên con người.
  • Thấu hiểu, nâng niu ước mơ của con người.

Ví dụ:

Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

+  Chuyện người con gái Nam Xương

– Thông cảm xót xa với số phận đau khổ, oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiên xưa, là nạn nhân của chiến tranh, của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.

– Ca ngợi các phẩm chất: thủy chung, coi trọng đạo lí tình nghĩa, hết lòng vì cha mẹ, chồng con của người phụ nữ

–  Mong ước rửa oan cho Vũ Nương để Vũ Nương được an ủi, tôn vinh ở một thế giới khác.

+  Tắt đèn

– Lên án sự bất công và tàn bạo của bộ máy cai trị thực dân phong kiến đối với người nông dân.

– Khẳng định đề cao với trọn vẹn lòng yêu mến, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, sức sống và sự phản kháng mạnh mẽ của một người phụ nữ nông dân là chị Dậu.

+ Truyện Kiều

–  Ngợi ca vẻ đẹp của con người:

– Vẻ đẹp ngoại hình, tài năng, đức hạnh.

– Đề cao phẩm chất, nhân cách của các nhân vật lí tưởng.

– Lên án, tố cáo tất cả những thế lực chà đạp lên quyền sống con người: Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến…

– Ngòi bút thi nhân luôn lặn sâu vào tâm trạng nhân vật, phát hiện ra những nỗi đau đớn và miêu tả một cách cảm động.

– Từ các nhân vật Thuý Kiều, Từ Hải, Nguyễn Du còn có thể nói lên khát vọng của con người thời đại mình: khát vọng tình yêu và khát vọng công lý.

+ Lão Hạc

– Truyện đã thể hiện sự cảm thông, thương xót của nhà văn cho số phận của những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

– Tác phẩm là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo, xấu xa đã đẩy con người vào những khổ đau cùng tận của cuộc đời.

– Tác phẩm đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân lương thiện, đồng thời đề cao tình phụ tử cao quý của con người.