Mục lục

Soạn tiếng nói văn nghệ Trang 12-17 Ngữ văn 9 Tập 2

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Tiếng nói của văn nghệ): Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đới với đời sống của con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét của bố cục bài nghị luận.

Trả lời:

+ Bài viết bao gồm các luận điểm chính sau:

  • Nội dung của văn nghệ
  • Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
  • Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

+ Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần, nội dung của từng phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

+ Nhận xét bố cục: Có thể nói, bố cục của bài văn khá chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc, logic. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

  • Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
  • Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
  • Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, nó tác động đến con người qua những rung cảm sâu xa.

Câu 2 (Soạn Tiếng nói của văn nghệ): Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

Trả lời:

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là:

– Văn nghệ phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Không những thế nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người. Mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn, tình cảm của người nghệ sĩ.

– Văn nghệ thể hiện thực tại khác quan không theo một khuân khổ nhất định mà được bàn tay người nghệ sĩ nhào lặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản thân mình thông qua văn nghệ. Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống khách quan không phải sự sao chép, nó phản ánh cách nhìn, cách đánh giá, tư tưởng của người nghệ sĩ và tập trung khám phá chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận

– Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan mà nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận. Có tính giáo dục, tác động mạnh tới người đọc bởi những tình cảm sâu sắc, buồn vui, nghệ sĩ. Khiến ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, lối sống, quan điểm nên văn nghệ có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tính giáo dục.

Câu 3 (Soạn Tiếng nói của văn nghệ): Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

Trả lời:

+ Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía về lý do con người cần tiếng nói của văn nghệ vì:

– Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, làm đời sống tinh thần của chúng ta thêm đa dạng, phong phú và thú vị hơn.

– Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

– Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, lạc quan hơn, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

Câu 4 (Soạn Tiếng nói của văn nghệ): Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)

Trả lời:

Tiếng nói của văn nghệ có khả năng kì diệu bởi:

+ Tư tưởng nội dung của văn nghệ:

– Giúp con người sống đầy đủ hơn, gắn kết con người với thế giới bên ngoài, bồi đắp tâm hồn của con người thêm tinh tế và sâu sắc.

– Giúp con người xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, biết cảm nhận và rung động trước cái đẹp.

– Làm cho xã hội được tốt đẹp hơn.

+ Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường tình cảm và bằng cách đọc, nghe các tác phẩm văn nghệ.

Câu 5 (Soạn Tiếng nói của văn nghệ): Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…)

Trả lời:

Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài “Tiếng nói của văn nghệ” là:

+ Bố cục của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” rất chặt lẽ, hợp lý, lập luận luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, dễ hiểu.

+ Dẫn dắt vấn đề tự nhiên, hợp logic

+ Dẫn chứng sinh động, hấp dẫn

+ Giọng văn chân thành, thể hiện được mạch cảm xúc của người viết.

II – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Tiếng nói của văn nghệ): Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.

Trả lời:

Em rất thích tác phẩm “Hai đứa trẻ” của tác giả Thạch Lam. Câu truyện xoay quanh cuộc sống của hai chị em ở nơi phố huyện. Chị em Liên được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga tàu. Và cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh rồi khuất dạng, im ắng trong trời đêm sâu thẳm.

Ý nghĩa của câu chuyện là niềm xót thương về những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng và ước mong đổi đời của những người sống trong cảnh nghèo khó, lầm than.

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” có tác động rất lớn giúp em bồi đắp tình cảm tâm hồn, biết yêu thương mọi người và giàu lòng trắc ẩn, vị tha.