Mục lục

Soạn Ôn tập phần tập làm văn trang 206, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

Câu 1 (Soạn Ôn tập phần tập làm văn): Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

Trả lời:

+ Phần tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập 1 có hai nội dung chính là thuyết minh và tự sự.

+ Trong hai nội dung chính trên, có những trọng tâm cần chú ý như sau:

Thuyết minh kết hợp với miêu tả và tự sự

– Thuyết minh kết hợp với lập luận giải thích

– Thuyết minh sử dụng các biện pháp nghệ thuật cho bài văn thêm sinh động.

– Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả

– Tự sự kết hợp với lập luận

– Sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

Câu 2 (Soạn Ôn tập phần tập làm văn): Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

+ Vai trò của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh là rất quan trọng, không thể thiếu khi viết bài văn thuyết minh.

+ Vị trí của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh là nằm xen lẫn trong phần thân bài, được người viết vận dụng nhuần nhuyễn khi thuyết minh về đối tượng.

+ Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn băn thuyết minh đó là giúp người đọc hình dung được cụ thể, sinh động hơn về đối tượng thuyết minh, tăng sức thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

+ Ví dụ: khi thuyết minh về ngôi nhà. Yếu tố miêu tả giúp người đọc biết được đặc điểm của từng căn phòng, màu sơn ra sao, nội thất như thế nào….còn các yếu tố nghệ thuật góp phần miêu tả sinh động, cụ thể hơn cho đối tượng thuyết minh là ngôi nhà.

Câu 3 (Soạn Ôn tập phần tập làm văn): Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

Trả lời:

+ Giống nhau: có cùng đối tượng, đề tài

+ Khác nhau:

– Thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự: tuân thủ theo một khuôn mẫu nhất định, trong bài có dùng số liệu khoa học, yêu cầu chính xác, đảm bảo tính khách quan.

– Văn Miêu tả và tự sự: câu từ đa nghĩa, mang sắc thái chủ quan của người viết, sử dụng nhiều các biện pháp nghệ thuật.

Câu 4 (Soạn Ôn tập phần tập làm văn): Sách Ngữ văn 9, tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?

Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,…)

Trả lời:

+ Nội dung về văn bản tự sự đó là:

– Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và biểu cảm

– Tự sự kết hợp với lập luận giải thích.

– Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

– Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.

+ Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự: Miêu tả nội tâm giúp cho văn bản tự sự thể hiện được diễn biến tâm lý, cảm xúc cũng như ý nghĩa nhân văn của câu chuyện. Còn nghị luận trong văn bản tự sự giúp người nói nêu lên những lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người nghe về một triết lý, nhân sinh quan nào đó. Làm cho văn bản tự sự thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm là:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

(Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Nguyễn Du)

+ Ví dụ một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận là:

“Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để làm nên công lớn. Chớ có quen thói cũ ăn ở hai lòng, nếu việc phát giác ra, sẽ bị chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo ta không nói trước”.

(Trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô Gia Văn Phái)

+  Ví dụ về một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là:

“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi”.

(Trích “Cố hương” – Lỗ Tấn)

Câu 5: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Trả lời:

+ Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.

Ví dụ:

“Có người hỏi:

– Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!”

+ Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình. Thông thường, ở phía trước lời độc thoại có gạch đầu dòng.

Ví dụ:

“Ông Hai trả tiền nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

–  Hà, nắng gớm, về nào…”

+ Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời, mà chỉ là suy nghĩ. Nhận biết đó là không có gạch đầu dòng.

“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làm Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rung đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu? … Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy”’.

Câu 6: Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.

Trả lời:

+ Đoạn văn tự sự người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất là:

Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giãy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào,nó cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén,rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng,khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông.Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy”

=> Kể chuyện theo ngôi thứ nhất ở trên là người chứng kiến câu chuyện, có tác dụng tạo tính khách quan chân thực, từ đó thể hiện được mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa những người đồng chí.

+ Đoạn văn thể theo ngôi thứ ba là:

“Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho với người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

– Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?

Thiếp nói:

– Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đay, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.”

=> Kể chuyện theo ngôi thứ ba là người thấy và biết tất cả mọi chuyện nhưng giấu mình, kể lại theo một cách khách quan.