Soạn Lưu biệt khi xuất dương Trang 3-5 Ngữ văn 11 Tập 2

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

(Soạn Lưu biệt khi xuất dương)

Câu 1(Soạn Lưu biệt khi xuất dương): Đọc phần tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren.

– Bối cảnh trong nước:

+ Từ cuối thế kỉ XIX, đất nước hoàn toàn rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Phong trào vũ trang chống thực dân Pháp theo con đường Cần vương đã thất bại không có cơ hội cứu vãn.

+ Phong trào yêu nước Cần Vương và nhiều cuộc khởi nghĩa yêu nước rơi vào thất bại.

+ Chế độ phong kiến hoàn toàn bất lực, trở thành bộ máy phục vụ cho thực dân khiến bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh… Tình hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: phải cứu nước bằng con đường nào?

+ Hệ tư tưởng phong kiến trở nên lạc hậu và vô dụng trước hoàn cảnh đất nước.

– Ảnh hưởng từ nước ngoài: Con đường dân chủ tư sản tràn vào nước ta.

– Tiếp thu những tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây, trong hoàn cảnh con đường cứu nước đang bế tắc, các nhà nho ưu tú của thời đại như Phan Bội Châu đã say sưa với một hướng đi mới bất chấp nguy hiểm, gian lao mong tìm ra ánh bình minh cho Tổ quốc.

Câu 2(Soạn Lưu biệt khi xuất dương): Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?

Dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ, chú ý tìm hiểu các vấn đề sau:

– Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.

– Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.

– Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.

– Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.

Trả lời:

+ Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ:

  • Chí làm trai phải lạ ở trên đời: phải làm nên những điều hiển hách, phi thường, quyết không sống mờ nhạt, buông xuôi, tầm thường.
  • Tư thế kì vĩ, tầm vóc sánh ngang vũ trụ, tự tin há để càn khôn tự chuyển dời: vượt lên số phận, làm chủ nghịch cảnh, đương đầu với càn khôn.

+ Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc:

  • Ý thức cống hiến, khát vọng thực hiện lí tưởng cao cả của cái “tôi”công dân đầy trách nhiệm.
  • Tư tưởng “trăm năm cần có tớ” khẳng định giá trị cá nhân và khát khao đóng góp cho đất nước.

+ Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:

  • Cái nhìn thẳng vào hiện thực, vào tình cảnh đất nước.
  • Thái độ quyết liệt khi khẳng định tư tưởng cũ kĩ của phong kiến.

+ Khát vọng hành động và tư thế lên đường:

  • Tư thế lên đường của người anh hùng, chí sĩ kì vĩ, lãng mạn, bay bổng, hào hùng.
  • Khát vọng ra đi tìm đường cứu nước lớn lao, khí thế hăm hở, phấn chấn.

Câu 3(Soạn Lưu biệt khi xuất dương): Anh(chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?

Trả lời:

+ Hai câu thơ 6 và 8 trong bản dịch thơ so với nguyên tác có chút khác biệt:

– Câu 6: Trong bản nguyên tác câu 6 là “Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!” Tác giả chưa đến mức phủ nhận tất cả giá lý nho gia nhưng tác giả cho thấy một quan điển rõ ràng rằng sách vở, đạo đức nho gia đã từng là giường cột cho phong kiến Việt Nam đã không còn có thể giúp ích được cho ta trong buổi nước mất nhà tan. Ngược lại, nếu cứ khư khư nệ cũ, chìm đắm trong tư tưởng trung quân thì chỉ làm mình ngu thêm mà thôi.

Nêu được ý phủ nhận nhưng làm giảm nhẹ khí phách ngang tàng, thái độ quyết liệt, dứt khoát của Phan Bội Châu trong việc khẳng định sự lạc hậu, vô dụng của sách vở Nho gia trong hoàn cảnh thời đại, đất nước lúc bấy giờ.

– Câu 8: Trong nguyên tác câu thơ này là “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” những hình tượng vừa kì vĩ, lớn lao vừa lãng mạn. Như hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên, thể hiện chất sử thi cuộn trào trong từng câu chữ. Câu này được dịch thành thơ “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” chưa thể hiện được khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác nhưng cũng có thể hiện được sự thích thú của nhân vật trữ tình trước những khó khăn.

Câu 4(Soạn Lưu biệt khi xuất dương): Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?

Trả lời:

Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:

– Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

– Tư tưởng mới mẻ, táo bạo, mang tính tiên phong cho thời đại:

+ Chí làm trai phóng khoáng, lớn lao.

+ Cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm với non sông.

– Khí phách ngang tàng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.

– Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

– Tư thế con người kì vĩ, hoành tráng gắn với lí tưởng cao cả.

LUYỆN TẬP

(Soạn Lưu biệt khi xuất dương)

Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Hai câu thơ cuối trong bài Lưu biệt khi xuất dương diễn tả hình ảnh kì vĩ lớn lao, khắc họa được tầm vóc kì vĩ, phi thường của chủ thể trữ tình.

Tác giả là nhà nho tiên tiến sớm tiếp cận với tư tưởng tiến bộ thông qua Tân thư. Ông hiểu rất rõ sự thất thế, mục ruỗng của xã hội nen đã tìm cho mình một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hai câu thơ cuối bài đã nêu bật hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt “muôn trùng sóng bạc” ở “Biển Đông” để hướng tới những điều tốt đẹp dành cho dân tộc. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Tư thế cùng khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Phan Bội Châu từ bài này gợi lên được nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường, dám bứt phá, thay đổi.