Mục lục

Soạn Hầu trời (Tản Đà) Trang 12-17 Ngữ văn 11 Tập 2

(Soạn Hầu trời (Tản Đà))

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1(Soạn Hầu trời (Tản Đà): Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

Trả lời:

– Khổ thơ 1 cho thấy cảm xúc trong đêm lên tiên được gợi lại chân thực, rõ nét

+ Câu thơ đầu tiên tác giả đặt vấn đề khách quan: Câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”. Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường “Chẳng hoảng hốt, không mơ màng” và câu chuyện có vẻ là thật

+ Cách mở đầu khổ thơ đặc biệt khi gợi lại một giấc mơ: “chẳng biết có hay không”: sự băn khoăn, phỏng đoán, nhưng nhà thơ lại nhấn mạnh cảm xúc chân thực khi được lên tiên

+ Điệp từ “thật” được sử dụng 4 lần trong câu 3, 4 kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể.

“Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.”

+ Cảm xúc lạ lùng, vui sướng khi được lên tiên: “sướng lạ lùng”

+ Cách vào đề của tác giả gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện được kể sẽ diễn ra như thế nào.

Câu 2(Soạn Hầu trời (Tản Đà): Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

Trả lời:

Câu chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên:

* Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

– Thái độ và tâm trạng của thi sĩ:

+ Thi sĩ đọc thơ một cách cao hứng, say sưa, nhiệt tình: Đọc hết văn vần…/…/Văn dài hơi tốt ran cung mây.

+ Tâm trạng, cảm xúc: vui sướng, tự hào, hãnh diện.

+ Đường hoàng, dõng dạc tự xưng tên tuổi trước Trời và chư tiên.

– Thái độ của Trời và chư tiên khi nghe thơ văn Tản Đà:

+ Xúc động, tán thưởng, hâm mộ.

+ Ham thích, trân trọng.

+ Trời ghi nhận tài năng của Tản Đà qua lời khen ngợi.

– Cảm nhận về cá tính, niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ:

Tác giả là một con người có cá tính rất “ngông”: ở cõi trần thân phận nhà văn bị khinh bị, xem thường, văn chương “rẻ như bèo”, Tản Đà tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình.

Một con người có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình (Trời và Chư tiên tán thưởng thơ Tản Đà, đó chính là nhà thơ tự tán thưởng). Đây không phải là sự tự kiêu, thiếu khiêm tốn trong cái nhìn vốn khiêm cung của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Nhưng đây, chính là cái thật, là cá nhân ý thức được tài năng thực sự của mình.

– Giọng kể của tác giả: vừa uyển chuyển, phong phú, đa dạng vừa hóm hỉnh, ngông nghênh, tự đắc, hào hứng, phấn chấn, tự hào.

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:

“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

….

Biết làm có được mà giám theo.”

+ Tản Đã đã phản ánh rất chân thực và cảm động về cuộc sống của mình cũng như tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời:

– Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằng những cuộc mơ ước lên trăng, lên tiên. Ông đã vẽ bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác.

– Trong mắt Tản Đà, văn chương lúc này là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều

– Tản Đà cũng chớm nhận ra: đa dạng về thể loại là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và với những sáng tác mới thì tiêu chí đánh giá tất nhiên là phải khác xưa

+ Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường. Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất “thơ”.

Câu 4: Về mặt nghệ thuật bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật…)

Trả lời:

+ Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ:

– Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

– Ngôn từ: có chọn lọc, tinh tế, rất gần với đời thường.

– Giọng điệu hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

– Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.

Dưới ngòi bút của tác giả, Trời và Chư tiên không có một chút gì đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc rất ngộ nghĩnh, bình dân (lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn…)

LUYỆN TẬP

Câu 1: Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh chị thích thú nhất. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.

Trả lời:

+ Những câu thơ trong bài thơ “Hầu trời” mà em thích nhất đó là:

“Nghe xong, Giời ngợ một chút lâu

Sai bảo Thiên Tào lấy sổ xét

Thiên Tào tra sổ xét vừa xong

Đệ sổ lên trình Thượng đế trông:

“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đầy xuống hạ giới vì tội ngông”

Giời rằng: “Không phải là Giời đầy

Giời định sai con một việc nầy

Là việc “thiên lương” của nhân loại

Cho con xuống thuật cùng đời hay”

Những câu thơ đậm màu sắc của trí tưởng tượng của tác giả nhằm truyền tải thông điệp của mình. Giời, Thiên Tào đều là những nhân vật không có thật, được tác giả xây dựng nên truyền tải thông điệp về sự ngông nghênh, ngất ngưởng của mình. Câu thơ “Đày xuống hạ giới vì tội ngông” không phải là một câu than vãn khổ sở, mà là câu thơ ngợi ca phẩm chất ngông nghênh, ngất ngưởng, tràn ngập hào khí và tâm thế của những tri thức yêu nước xưa kia.

Việc “thiện lương” của nhân loại chính là để tác giả truyền tải mong ước của những người tri thức xưa kia đó là được đem văn thơ của mình đóng góp vào đời sống tinh thần của nhân dân. Ta cũng có thể hiểu là bởi vì thời điểm sáng tác bài thơ thì thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, tác giả cảm thấy thực sự chán ghét những gì mà chúng đem tới cho văn hóa dân tộc Việt Nam.

Những câu thơ như cuộc đối thoại tâm tình, thể hiện được sự phá cách trong lối sáng tác, trong phong cách sống và tâm thế ngất ngưởng của chính tác giả. Tâm thế ngạo nghễ đó của ông chính là một viên ngọc sáng trong nền văn học Việt Nam.

Câu 2: Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học.) Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?

Trả lời:

+ Ngông” trong văn chương chỉ sự khác thường. Đó là phản ứng của những người nghệ sĩ tài hoa, cá tính, không chịu trói mình trong khuôn khổ chật hẹp, sống phóng túng, tự do, khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình. Trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn.

Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.

– Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà…

– Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:

+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng

+ Tìm thấy sự đồng điệu, thu hiểu từ Trời và Chư tiên

+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả

+ Xem các đấng siêu nhiên là tri âm, bình dân,…