>> Xem thêm: Soạn chuyện cổ nước mình ( trang 102) – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức

TRƯỚC KHI ĐỌC

Soạn chùm ca dao về quê hương đất nước

1. (Soạn chùm ca dao về quê hương đất nước) Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

– Với em, nơi mà em sinh ra lớn lên chính là quê hương yêu dấu

– Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói rằng: “Quê hương chính là nơi em sinh ra và lớn lên, là nơi mà dù đi đâu em cũng nhớ về. Quê hương chính là mẹ, là nhà, là tổ ấm luôn dang rộng cánh tay để đón em trở về. Dù có khó khăn hay trắc trở trong cuộc sống, chỉ cần nghĩ đến nơi chốn ấy em cũng cảm thấy hạnh phúc, bình yên. Quê hương là những điều giản dị nhất nhưng cũng là những điều thiêng liêng nhất.

2. Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.

– Em thích bài thơ Quê hương  của nhà thơ Đỗ Trung Quân

Một trong những câu thơ mà em thích nhất trong bài thơ đó là:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

SAU KHI ĐỌC

Trả lời câu hỏi

1. (Soạn chùm ca dao về quê hương đất nước ) Đọc bài ca dao 1, 2 cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số tiếng trong các dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát

Trả lời:

Trong bài ca dao số 1 và 2, mỗi bài ca dao có 4 dòng. Cách phân bổ tiếng trong các dòng cho thấy có những đặc điểm của thơ lục bát gồm câu đầu 6 chữ, câu sau 8 chữ.

2. Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức đọc hiểu ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1 và 2.

Trả lời:

Bài ca dao 1:

– Cách gieo vần: tiếng “canh gà – la đà”; tiếng “ngàn sương – mặt gương”

– Thanh điệu: tiếng đà, xương, sương, hồ – thanh bằng, trúc, võ, tỏa, thái – thanh trắc

– Nhịp 2/2/2

Bài ca dao 2:

– Cách gieo vần: bao xa – ba quãng đồng; mà trông – kìa sông

– Thanh điệu: xa, đồng, trông, cờ – là thanh bằng; lạng, núi, lại – là thanh trắc

– Nhịp thơ 4/4

3. So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao số 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu…

Trả lời:

Số tiếng: Số tiếng trong bài thơ là 8/8/6/8

Cách gieo vần: Cách gieo vần như sa: ba –đá; dạ – ba

Phối hợp thanh điệu: Thanh bằng nằm trong tiếng thứ 6 và thứ 8 như: qua, sình, chênh, tình. Thanh trắc là dạ, ngả, vọng. Thanh ngang là “ba”

4. Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ tác giả sử dụng biện pháp so sánh. Theo đó, so sánh mặt nước Hồ Tây với mặt gương phẳng lặng.

Cách sử dụng biện pháp này có tác dụng rất lớn. Nó giúp cho người đọc hình dung được vẻ đẹp của mặt nước hồ tây yên tĩnh, rộng lớn bao la. Nó tựa như một chiếc gương lớn chiếu soi bóng dáng của trời đất. Nhắc đến mặt gương, chúng ta hình dung ra một mặt phẳng trong suốt, có thể soi mình trong đó. Mặt gương cũng phẳng lặng như tờ, không một tiếng động. Sử dụng biện pháp so sánh mặt Hồ Tây như mặt gương phẳng lặng còn cho thấy mặt hồ rất trong và đẹp. Đây quả là một vẻ đẹp tuyệt mỹ thiên nhiên ban tặng.

5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông. Hãy liệt kê một số câu ca dao có sử dụng động từ “ai” hoặc lời nhắn”Ai ơi”… mà em biết.

Trả lời:

– Theo em thấy, trong lời nhắn gửi “Ai ơi đứng lại mà trông” cho thấy tác giả dân gian có tình cảm sâu nặng đối với quê hương đất nước. Lời nhắn gửi tha thiết đến mọi người, nhắc nhở những người con đất Việt hãy yêu thương quê hương đất nước của mình.

– Liệt kê một số câu ca dao chứ các từ Ai, Ai ơi…

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắc cay muôn phần”

“Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa”

6. Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây?

Trả lời:

Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh: chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình, trăng

Từ những hình ảnh, từ ngữ đó, em hình dung về cảnh nước sông nơi đây rất hữu tình. Nhắc đến Huế là nhắc đến xứ mộng mơ với ánh trăng, dòng sông, con thuyền. Vì vậy, trong 4 câu thơ tác giả dân gian tuy chỉ nhắc đến một vài địa điểm nổi tiếng ở Huế nhưng đều cho thấy đây là phong cảnh sông nước rất đẹp, dịu dàng, theo một dòng chảy. Đêm xuống có ánh trăng mờ ảo soi rọi dòng sông, khiến dòng sông càng mộng mơ như một cô thiếu nữ. Cảnh sắc quá sinh động, lãng mạn vạ đẹp đúng chất xứ Huế.

7. Các bài ca dao trữ tình thường bộ lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước.

Trả lời:

Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được tình cảm sâu nặng, tha thiết, yêu quê hương đất nước của tác giả dân gian. Phải yêu nhiều mới có thể miêu tả quê hương xứ sở trong những câu ca dao ngắn gọn, xúc tích nhưng lại hàm chứ ý nghĩa sâu xa. Đó là tình cảm sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước lớn lao không có gì có thể sánh bằng.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Trả lời

Đoạn văn nêu cảm nghĩ về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm – Hà Nội

Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội. Khi đặt chân đến Hồ Gươm lòng em vô cùng vui vẻ, hạnh phúc. Em không còn phải tưởng tượng về Hồ qua câu chuyện cổ tích hay lời kể của ba nữa. Mà giờ đây em đã được thấy Hồ Gươm với vẻ đẹp thực tại trước mặt. Mặt hồ đẹp màu xanh như ngọc, soi bóng những hàng cây xung quanh. Giữa hồ là cầu thê húc cong cong màu đỏ thắm. Khung cảnh hồ Gươm hiện lên như một bức tranh sơn thủy đẹp vô cùng. Em chỉ muốn đứng nhìn mãi Hồ Gươm, được thả hồn mình phiêu lãng theo những hàng liễu rủ đung đưa.