Dưới đây bài soạn đi chi tiết vào đọc – hiểu văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

I. ĐỌC – HIỂU CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA-PHÔNG-TEN

1. Các kiến thức chính cần nắm

a) Tác giả

– Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893), là một triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp. Ông là tác giả của công trình nghiên cứu “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”.

b) Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten trích trong từ chương II, Phần thứ hai của công trình trên.

* Bố cục

Văn bản gồm có 2 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “Tốt bụng như thế”: Thể hiện hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.

– Phần 2: Còn lại: Thể hiện hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.

* Tóm tắt nội dung

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten-Trong văn bản này, Hi-pô-lít Ten sự so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Nếu với Buy-phông – một nhà khoa học, thì hình ảnh chó sói và cừu hiện lên chính xác, chân thực với những đặc tính cơ bản của chúng. Còn dưới ngòi bút của La Phông-ten, hình ảnh chó sói và cừu đã được nhân hóa rõ nét với những đặc trưng. Qua việc so sánh này, tác giả Hi-pô-lít Ten đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân của riêng nhà văn.

cho-soi-va-cuu-trong-tho-ngu-ngon-cua-la-phong-ten

2. TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK (TRANG 41)

Câu 1: (Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten) Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các tác phẩm ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Trả lời:

* Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.

– Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.

* Sự giống và khác nhau trong biện pháp lập luận giữa hai phần

– Sự giống nhau: Tác giả lần lượt dùng các dẫn chứng là những lời viết về hai con vật cừu và chó sói của La Phông-ten đến Buy –phông và cuối cùng lại quay về lời thơ của La Phông-ten; nhằm làm nổi bật hình tượng 2 con vật này.

– Sự khác nhau: Phần 1 tác giả dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten. Phần 2 tác giả lại đi sâu mô tả các đặc điểm của hai con vật.

Câu 2: (Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten) Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?

Trả lời:

– Để nhận xét về loài cừu và chó sói, Buy-phông căn cứ vào đặc tính sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học. Bởi dựa trên quan điểm khoa học và thực tế đời sống, nên những nhận xét có phần đúng đắn.

– Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói bởi vì: Buy-phông là một nhà khoa học, điều ông nói là những đặc tính có thể quan sát thấy ở hai loài vật này. Mà “sự thân thương” và “nỗi bất hạnh” vốn không không phải là đặc tính cơ bản của cừu và chói sói.

Câu 3: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non , nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

– La Phông-ten là một người nghệ sĩ, vì vậy ông xây dựng hình tượng loài vật dựa trên quan điểm thẩm mĩ nghệ thuật, mà cụ thể là những đặc điểm chân thực ông thấy ở cừu là sự hiền lành, thân thương, tốt bụng.

– Sự sáng tạo của nhà thơ đó là: Ông nhân cách hóa con cừu, cho cừu biết nói và suy nghĩ như con người, qua đó nhằm làm nổi bật tính ngây thơ đến tội nghiệp của cừu non – Nhân hóa vì “ngây thơ” là tính từ chỉ tính cách của con người.

Câu 4. Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Trả lời:

Hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Hi-pô-lít Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười. Cái đáng cười ở đây là hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi, thường bị mắc mưu. Trong khi đó, ở những bài khác, hình tượng chó sói chủ yếu hiện lên với sự đáng ghét muốn ăn thịt cừu, luôn kiếm cớ bắt tội cừu để trừng phạt chú cừu tội nghiệp. Điều này có thể thấy trong một bài thơ khác của La Phông-ten:

CON SÓI GIẢ LÀM NGƯỜI CHĂN CHIÊN

Con Sói nghĩ: đàn chiên gần đó,

Không dùng mưu cũng khó mà xơi.

Thay hình đã có kế rồi:

Khoác ngoài bộ áo của người chăn chiên.

Đeo kèn nữa, tay liền mang gậy,

Trông bộ ngoài đã thấy như in.

Nó còn lại muốn đề tên:

“Guy-Ô chính tớ” ở trên nón mình.

Có như vậy gian tình mới vẹn,

Cải trang xong, gậy rén đến gần.

“Guy-Ô thiệt” chốn cỏ xanh,

Mệt mê đương ngủ cùng anh Cẩu nhà.

Cả kèn nữa, phần ba chiên nữa,

Đương giấc say ở giữa nơi này.

Sói để cho họ ngủ say,

Tính sao dẫn được cả bầy về hang.

Ngoài phục sức giả luôn tiếng nói

Nếu không thời sao gọi được chiên.

Nhưng Anh giọng chẳng được êm,

Cất lên động cả một miền rừng hoang

Nghe vang động thẩy choàng thức giấc,

Giữa cảnh này Sói thật lâm nguy.

Khoác ngoài bộ áo thế kia,

Tự vệ không được, chạy thì vướng chân.

Thường lòi đuôi những quân gian trá,

Dòng sói lang thì cứ sói lang.

Thế thì mới được yên thân…