Soạn Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) Ngữ Văn 11 tập 1

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 

Câu 1 (Soạn Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm): Anh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần đó. Từ đó khái quát nội dung chính của văn bản “cầu hiền”?

Trả lời:

+ Bài “Chiếu cầu hiền” gồm 3 phần và nội dung từng phần như sau: 

– Phần 1: Từ đầu đến  “thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền như vậy”. Nội dung nói về mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài. 

– Phần 2: Tiếp theo đến “không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” Nội dung nói về cách trọng dụng hiền tài của thiên tử. 

– Phần 3: Còn lại. Lời bố cáo cầu hiền của vua Quang Trung. 

+ Nội dung chính của văn bản cầu hiền đó là chiêu mộ người hiền tài để tham gia xây dựng đất nước và chủ trương vô cùng đúng đắn của nhà Tây Sơn. 

Câu 2  (Soạn Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm): Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

Trả lời: 

+ Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào?

– Bài viết nhằm hướng đến đối tượng là các sĩ phu Bắc Hà là các trí thức của triều đại cũ. 

+ Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? 

– Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử

– Triều Tây Sơn rất cần người tài ra giúp sức và cách trọng dụng hiền tài. 

– Lời bố cáo cầu người hiền tài của vua Quang Trung. 

+ Có phù hợp với đối tượng không?

– Các luận điểm trên phù hợp với đối tượng, nói trúng tâm lý và trăn trở của bậc sĩ phu hiền tài yêu nước thời bấy giờ. 

+ Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

– Cách lập luận của bài chiếu rất chặt chẽ, ngắn gọn, xúc tích, nêu dẫn chứng đủ lý lẫn tình thuyết phục được người nghe. Bên cạnh đó, tình cảm của người viết chiếu rất chân thành, mong mỏi người hiền tài. 

Câu 3 (Soạn Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm): Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.

Trả lời: 

+ Nhận xét về tư tưởng của vua Quang Trung rất tiến bộ, dân chủ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhà vua rất biết cách trọng dụng người tài, không phân biệt người nhà (làm quan) hay dân thường bởi trong tư tưởng của người đó là lấy dân làm trọng, dân là cái gốc để phát triển đất nước. 

+ Tình cảm của nhà vua Quang Trung được thể hiện qua bài chiếu cho thấy nhà vua là người chăm lo việc nước, là vị vua hiền tài anh minh, lấy dân làm gốc để củng cố địa vị của triều đại Tây Sơn.