Soạn Cha con nghĩa nặng Trang 164-167 Ngữ văn 11 Tập 1

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

(Soạn Cha con nghĩa nặng)

Câu 1(Soạn Cha con nghĩa nặng): Đọc kỹ đoạn trích, gắn phần tóm tắt truyện ở trên với diễn biến sự việc trong đoạn trích thành một mạch truyện xuyên suốt.

Trả lời:

Trần Văn Sửu là một người nông dân hiền lành, lại chăm chỉ. Sửu lấy thị Lựu sinh được ba người con: Tí, Quyên và Sung. Sửu hết mực yêu thương vợ con nhưng vợ Sửu lại có tính xấu. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ mình ngoại tình với hương hào Hội. Thị Lưu không những không hối cải, mà còn để cho nhân tình chạy thoát. Trong lúc tức giận, Sửu không may xô ngã vợ, khiến vợ chết ngay tại chỗ. Sửu bỏ trốn, còn mọi người tưởng anh đã nhảy xuống sông tự tử. Anh em Tí về ở với ông ngoại. Sung ốm chết, còn Quyên và Tí thì đi ở cho bà Hương quản Tồn, được bà yêu thương và gây dựng gia đình cho. Sau nhiều năm trốn tránh, Sửu lẻn về thăm con nhưng rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự. Nhưng lại gặp lại thằng Tí, hai cha con gặp gỡ bịn rịn không nỡ rời. Sau đó, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ.

Câu 2: Phân tích, làm rõ tĩnh nghĩa cha con trong đoạn trích. (Tình cha đối với con, tình con đối với cha)

Trả lời:

+ Tình cha với con:

– Suốt mười mấy năm trốn tránh, Trần Văn Sửu vẫn nhớ về các con.

– Không ngại nguy hiểm, trốn về thăm con.

– Khi được cha vợ cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện: “Miễn là con được sung sướng”; “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì. Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con…”.

– Gặp lại thằng Tí: “cảm động đến mất trí khôn, đứng xui xị xui lơ, không nói được chi hết”.

– Anh còn có ý định tự tử vì sợ liên lụy tới cuộc sống các con.

=> Trần Văn Sửu là một người cha yêu thương con, sống vì con.

+ Tình con với cha:

– Tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của cha và ông ngoại, Tí hiểu ra và càng thêm trân trọng cha.

– Lo lắng cho cha: Sẵn sàng bỏ cả hạnh phúc sắp đến để đuổi theo cha: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy? …”

– Nhất quyết đi theo để lo cho cha: “Đi theo đặng làm mà nuôi cha, chừng nào cha chết rồi con sẽ về…”.

=> Tí là người con hiểu chuyện, hiếu thảo.

Câu 3: Để thể hiện chủ đề cha con nghĩa nặng, tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao. Hãy tìm hiểu và làm rõ tình huống giàu kịch tính đó.

Trả lời:

+ Tình huống kịch tính của văn bản

– Anh Sửu nhớ thương con, muốn gặp lại con và muốn con biết mình hãy còn sống, nhưng việc xuất hiện của anh rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ các con anh sẽ không có được đời sống hạnh phúc nữa.

– Thằng Tí rất yêu cha, hiểu được nỗi khổ của cha, sẵn sàng bỏ hết mọi thứ để theo cha, nhưng nếu thế thì nó rất có thể không có được hạnh phúc.

– Kịch tính được xây dựng nên từ cơ sở tình cảm đạo đức của con người.

– Bản chất xung đột trong văn bản là xung đột hoàn cảnh. Các nhân vật trong đoạn trích đều là những con người có tình, có nghĩa, có hiếu. Họ đấu tranh không phải vì tương phản về tính cách cá nhân mà là đấu tranh vì sự nghiệt ngã của hoàn cảnh, của tình huống.

=> Cuộc đối thoại giữa hai cha con đã đi đến một kết cục tốt đẹp. Người đọc cảm nhận được tình cha con sâu nặng. Con người biết sống có đạo lý theo đạo lý thì bao giờ cũng có một kết cục tốt đẹp

Câu 4: Qua nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, hãy nêu lên vài cảm nhận về tính cách con người Nam Bộ.

Trả lời:

– Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp.

– Nhân vật Trần Văn Sửu là con người giàu tình cảm và lòng vị tha, không chỉ đối với các con mà còn với cả người vợ xấu tính của anh. Khi nghe thằng Tí trách mẹ, anh Sửu liền vội khuyên con không được trách. Anh là trung hậu, thật thà, biết quên mình vì người khác. Khi thằng Tí đòi đi theo để làm nuôi cha, anh khuyên nó về nuôi ông ngoại.

=> Qua nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, có thể cảm nhận về tính cách con người Nam Bộ: trọng tình nghĩa, thẳng thắn bộc trực và không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.

Trả lời:

– Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biếu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện của lời thoại. Nó dịch ra rất nhanh và sinh động. Đây là khả năng của người viết tiểu thuyết mà không phải tác giả nào ở thời Hồ Biểu Chánh cũng làm được.

– Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống. Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn giúp nhân vật hiện lên gần gũi, giản dị.

– Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính, hấp dẫn.

– Phương ngữ Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn.

– Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là phương tiện hữu hiệu để thể hiện tính cách nhân vật.

– Cha con nghĩa nặng là một câu chuyện đầy kịch tính. Toàn bộ ngôn ngữ câu chuyện là một chuỗi kế tiếp mang tính chất xung đột vì ý thức trách nhiệm, đạo đức của con người.