I. TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM

Câu 1. Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm qua bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ. (Chú ý: mối liên hệ giữa cảnh gió phá mái nhà, cảnh trẻ con cướp tranh, cảnh nhà mưa ướt và ước mơ cao thượng của nhà thơ)

Trả lời:

Yếu tố tự sự và miêu tả được xen kẽ trong bài thơ, trong từng khổ thơ.

Khổ 1: 2 cầu đầu là yếu tố tự sự kể về câu chuyện bão tháng 8. 3 câu tiếp theo là yếu tố miêu tả. Tả về hình ảnh tranh bay, gió thổi, bờ sông…

Khổ 2: yếu tố tự sự được thể hiện trong khổ này. Có nội dung kể về hành động cướp tranh của lũ trẻ

Khổ 3: Yếu tố tự sự ở 2 cầu đầu trong khổ 3. Kể về hình ảnh cảnh nhà trong đêm mưa. Yếu tố miêu tả là gió, mưa, trời đất… được thể hiện ở trong những câu thơ tiếp theo

Khổ 4: Yếu tố được thể hiện là yếu tố biểu cảm.

Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm trong văn bản giúp thể hiện và khắc họa nỗi khổ của nhà thơ. Từ đó cho thấy, tác giả đã bộc lộ khát vọng cao cả với ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho tất cả mọi người.

Câu 2. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi?

cac yeu to tu su mieu ta trang 137-139
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

a, Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự miêu tả trong văn bản biểu cảm thuộc đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả? Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có được bộc lộ hay không?

b, Đoạn văn được miêu tả và tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết, tình cảm đã chi phối miêu tả, tự sự như thế nào?

Trả lời:

a, Trong đoạn văn trên, yếu tố tự sự được kể lại là việc đau nhức chân của người bố, người bố đi sớm về muộn, hành động ngâm chân của bố

Yếu tố miêu tả được tác giả thể hiện qua hình ảnh bàn chân bị bệnh cùng với độ vật đánh bắt cá và nghề cắt tóc.

Yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả là 2 yếu tố quan trọng giúp tác giả thể hiện và bộc lộ biểu cảm. Chính những yếu tố đó đã giúp tác giả bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình với bố. Cần thiết có yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự để lột tả được cảm xúc của nhân vật.

b, Yếu tố tình cảm đã chi phối nhiều vào yếu tố miêu tả và tự sự. Tình cảm của người con càng lớn thì hình ảnh miêu tả và tự sự càng chân thực. Chân thực tới đâu thì nỗi đau và nỗi cảm thông với người bố càng nhiều đến đó. Yếu tố miêu tả và tự sự không đơn thuần chỉ kể lại hoặc chỉ tả lại một cách đơn giản mà chúng đã khơi gợi lại cảm xúc của tác giả.

II. LUYỆN TẬP CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM

Câu 1. Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm?

Trận bão táp tháng 8 đã cướp đi những lớp tranh của Đỗ Phủ. Những mảnh tranh của ông bay khắp nơi ra đường, ra sông ngòi. Lũ trẻ con trong thôn thấy tranh của ông bay khắp nơi chúng đã cướp mất tranh và cười nói. Ông bất lực quay trở về căn nhà, ông ấm ức dành quay về. Mưa càng lúc càng nặng hạt, tâm hồn ông càng trở nên sáo rỗng như căn nhà bị mất tranh. Mưa to, nhà bị dột, chỉ có tầm mền lâu năm thì con cũng đạp cho rách, không thể che nổi mưa gió. Trong cơn mưa bão đó, nhà thơ với tấm lòng cao cả vẫn mơ ước có nhà để che chở cho dân chúng.

Câu 2. Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành 1 bài văn biểu cảm

keo mam 138-139
Yếu tố tự sự và miêu tả trong Kẹo Mầm

Trả lời

Tuổi thơ của tôi gắn với kẹo mầm hay còn gọi là kẹo kéo. Ngày trước, người ta chỉ đổi tóc rối để lấy kẹo mà thôi. Tôi có mẹ và chị gái, mỗi lần 2 người chải tóc là một mớ tóc rối rơi xuống. Mẹ và chị vo vo lại rồi dắt chúng lên mái hiên. Mỗi lần có người gieo kẹo kéo tôi lại gọi ới lại để mang tóc ra đổi. Điều thú vị ở đây là họ không bán mà chỉ đổi tóc rối lấy kẹo thôi. Những chiếc kẹo quấn vào nhau trông thật nhiều nhưng khi đưa vào miệng lại xẹp lép. Chúng có vị ngọt ngọt, thơm thơm. Giờ mẹ tôi đã mất, chị gái lại đi lấy chồng xa. Mỗi lần nghe tiếng rao đó, cả tuổi thơ tôi lại ùa về trong nỗi nhớ và hoài niệm.