Câu hỏi và trả lời bài Thực hành tiếng Việt trang 78 – 79 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1

Câu 1 SGK trang 78-79 SGK Ngữ Văn 6 tập 1:

Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không nó” áp vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị)
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. (Tô Hoài)
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon, Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d.                                                               Mai sau bể cạn non mòn
                                                               À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng…( Nguyễn Đăng Mạnh)

Trả lời:

a. “Lớn nhanh như thổi “: sự phát triển, lớn mạnh một cách nhanh chóng, bất ngờ của người hoặc sự vật.
b. “Hôi như cú mèo”: có mùi hôi khó chịu như mùi của loài cú mèo.
c. “Cá chậu chim lồng”: Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, bị kiểm soát chặt chẽ, không có tự do.
d. “Bể cạn non mòn”: Chỉ sự thay đổi lớn của thiên nhiên, trời đất, vạn vật.
e. “Buôn thúng bán bưng”: nói về công việc buôn bán nhỏ lẻ.

Câu 2 SGK trang 78-79 SGK Ngữ Văn 6 tập 1:

Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tổ có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ như chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Trả lời:

– “Ăn như mèo”: Ăn số lượng ít, kén chọn đồ ăn.
– “Khỏe như voi”: chỉ một người có sức mạnh, sức khỏe như voi
– “Nhát như thỏ đế”: chỉ sự rụt rè, nhát gan như những chú thỏ

Câu 3 SGK trang 78-79 SGK Ngữ Văn 6 tập 1:

Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở môi về). Ví dụ: cá – chim, chậu – lồng; bê – non, cạn – mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Trả lời:

“Lo bạc râu, rầu bạc tóc”: Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình cũng tiều tụy.
“Cái nết đánh chết cái đẹp”: Nói về nhan sắc và đức hạnh, đức hạnh quan trọng hơn nhan sắc.
“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”: Làm việc xấu quá nhiều ắt sẽ có ngày gặp báo ứng.
“Góp gió thành bão”: Góp nhặt nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn.

Câu 4 SGK trang 78-79 SGK Ngữ Văn 6 tập 1:

Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
Thành ngữ Nghĩa

1) Thả con săn sắt bắt con cá sộp                                            a) làm ra ít tiêu pha nhiều
2) Thả mồi bắt bóng                                                                  b) may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc
3) Chuột sa chỉnh gạo                                                               c) may mắn có được cái đang cần tìm
4) Buồn ngủ gặp chiếu manh                                                    d) bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo
5) Bóc ngắn cắn dài                                                                  e) bổ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn

Trả lời:

1) – e: Thả con săn sắt bắt con cá sộp – bổ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn
2) – d: Thả mồi bắt bóng – bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo
3) – b: Chuột sa chỉnh gạo – may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc
4) – c: Buồn ngủ gặp chiếu manh – may mắn có được cái đang cần tìm
5) – a: Bóc ngắn cắn dài – làm ra ít tiêu pha nhiều

Câu 5 SGK trang 78-79 SGK Ngữ Văn 6 tập 1:

Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:
a) Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)

Trả lời:

– Các dấu chấm phẩy được dùng ở câu:

a) “đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình”.
=> Tác dụng: dung để ngăn cách các phần trong phép liệt kê khi kể về tính cách của nhà văn Nguyên Hồng.
b) “mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ”
=> Tác dụng: Có một dấu chấm phẩy dùng để ngăn hai ý có ý đối lập nhau.

Câu 6 SGK trang 78-79 SGK Ngữ Văn 6 tập 1:

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 — 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. (Nguyên Đăng Mạnh)

Trả lời:

Trong các bài thơ đã được học, em thích nhất bài thơ À ơi tay mẹ. Bài thơ để lại ấn tượng với em bởi những câu thơ như tiếng ru, tiếng gọi tha thiết của mẹ dành cho chính em. Từ đó em đã cảm nhận được sự hy sinh, tần tảo, che chở, bảo vệ mà mẹ dành cho mình. Qua bà thơ bản thân em đã ý thức được sâu sắc việc mình phải cố gắng học tập và sống thật tốt để không phụ long cha mẹ.

Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 59 – 60

Bài soạn Soạn kiến thức ngữ văn trang 14-15

Bài soạn À ơi tay mẹ trang 37