Nhà thơ Quang Dũng (1921 – 1988), ở xứ Đoài thơ mộng. Ông là một chiến sĩ kiên cường nhưng cũng là một nghệ sĩ đa di năng. Hồn thơ của Quang Dũng phóng kháng, lãng mạn và hồn hậu. Người ta thường nhờ đến ông là cha đẻ của những sáng tác bất hủ về xứ Đoài và hình tượng người lính. Trong đó, Tây Tiến là tiêu biểu hơn cả. Đặc biệt, khi phân tích Tây Tiến khổ 3 chúng ta càng thấy rõ bút pháp lãng mạn, hình ảnh ngôn ngữ sâu sắc của nhà thơ.

Bài mẫu phân tích chi tiết

Tác phẩm “Tây Tiến” được Quang Dũng cho ra đời sau khi ông phải chuyển đơn vị công tác. Toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ da diết đồng đội Tây Tiến của tác giả. Đặc biệt khi phân thích Tây Tiến khổ 3, chúng ta sẽ cảm nhận được sự nhức nhối trong tâm khảm của nhà thơ khi nhớ đồng đội. Nỗi nhớ ấy đã được nhà thơ miêu tả sâu sắc và lắng đọng nhất trong tám câu thơ ở khổ 3:

phân tích Tây Tiến khổ 3

Mở đầu cho quá trình phân tích Tây Tiến khổ 3 đó là bức chân dung vừa bi tráng, hào hùng vừa lãng mạn, tài hoa của đội quân Tây Tiến.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải nói rằng họ là những nhà sư cạo trọc đầu, mà đang miêu tả hiện thực vẻ ngoài ốm yếu xanh xao, đến nỗi tóc không thể mọc. Giữa rừng thiêng nước độc, những người lính cụ Hồ phải chống chọi lại với không chỉ quân thù mà còn với bạo bệnh, như sốt rét. Rất nhiều đồng đội đã hy sinh vì căn bênh quái ác này. Tàn khốc là vậy, nhưng những người lính ấy vẫn rất kiên cường, anh dung. Đồng đội của tác giả vẫn rất “dữ oai hùm”. Một cách nói đậm chất lính, và nhà thơ đã phác họa phần nào bức chân dung hiên ngang, có thể san bằng mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách của người lính. Khí phách đó của họ được nhà thơ ví von như vị chúa tể rừng xanh.

Có thể nói, bằng bút phát tả thực, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả sự vượt qua gian khổ của người lính. Và chính việc xem nhẹ mọi thử thách ấy đã thể hiện thông điệp ca ngợi vẻ đẹp người lính cụ Hồ trong thời chiến của nhà thơ.

Sau khi phác họa khung sườn, tác giả đi vào lột tả chi tiết. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Câu thơ này vừa miêu tả cử chỉ, hành động của những người lính khi hành quân. Họ luôn mở to mắt, hướng về phía trước với ánh mắt ngời ngời ý chí chiến đấu và khát khao chiến thắng. Việc “mắt trừng”ở đây không phải là chi về tâm lý giận dữ mà như thiêu đốt vào lũ quân thù. Dù trong đầu có “gửi mộng qua biên giới” thì tâm thế vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu.

Ban ngày, mọi lúc mọi nơi, đoàn quân Tây Tiên luôn luôn tập trung vào nhiệm vụ, dù cho ốm đau bệnh tật. Tuy nhiên khi bóng tối bao trùm, khi họ được nghỉ ngơi, tâm hồn những chàng trai trẻ ấy lại không thôi nhớ nhung, mơ mộng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Đọc câu thơ lên ta nhận ra ngay “dáng kiều thơm” là ai. Đó là hình ảnh, bóng dáng người thiếu nữ, thiết tha, yêu kiều. Bóng dánh ấy vừa là điểm tựa, động lục để nâng đỡ tâm hồn các chiến sĩ, vừa là mục tiêu phấn đấu, điểm hẹn của niềm khát khao. Bởi không gì lý tưởng cao đẹp hơn là sự hi sinh vì những người thân yêu.

Nếu như khi phân tích Tây Tiến khổ 3, đoạn đầu ta thấy được bức chân dung đoàn quân Tây Tiến rõ nét khi còn sống, thì 4 câu thơ sau lại là lúc người chiến sĩ đã ngã xuống.

phân tích Tây Tiến khổ 3

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Có đứng trong hang ngũ những chiến binh ấy, tác giả mới có thể miêu tả một cách chân thực cái chết của đồng đội như vậy. Đúng thế, không như những cái chết thông thường, được tổ chức may chay, được chôn cất tử tế. Ở đây, khi hy sinh, các chiến sĩ chỉ có thể được đồng đội vùi tạm dưới đất, như nấm mô nhỏ vô danh. Mà không phải thành khu, thành nghĩa trang mà là nằm rãi rác. Ở đây, đoàn quân Tây Tiến chiến đấu ở vùng biến giới nên những nấm mồ ấy mới “viễn xứ”, mới ở nơi biên cương xa xôi, lạnh lẽo. Đọc tới đây, ta có cảm tưởng như Quang Dũng đang xúc động đến nghẹn ngào.

Còn gì xót hơn hơn khi phải tự tay lấp đất chôn bạn mình. Còn gì đau đớn hơn khi những người đồng đội cứ lần lượt ngã xuống. Thế nhưng miêu tả sự bi ai, khắc nghiệt đó của chiến trường là cách tác giả nâng tầm lý lý tưởng của đội quân Tây Tiến. Họ biết trước sẽ như thế, nhưng họ vẫn ung dung “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Những chàng trai đang lứa tuổi thanh xuân.

Cái lứa tuổi nuôi bao ước vọng, nhưng đã sẵn sàng dâng hiến tuổi trẻ, cuộc đời cho đất nước. Chỉ cần Tổ quốc gọi, không cần biết sống chết, họ sẵn sàng lên đường mang theo tinh thần và ý bất khuất.  Chưa bao giờ, chưa có nhà thơ nào lại miêu tả cái chết đẹp, ngọt ngào và ấm áp như nhà thơ Quang Dũng. “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Trong chiến trường, việc có được một giây phút bình yên là không hề dễ. Bởi thế, khi người chiến sĩ hy sinh, dù vẫn phải chiến đấu, dù thiếu thốn đủ đường, nhưng đồng đội vẫn lo hậu sự chu đáo. Không có áo quan, các anh mặc cho nhau chiếc “áo bào”. Miễn sao đồng đội nằm xuống không lạnh. Ở đây, nhà thơ Quang Dũng không bảo các anh chết, mà ông dùng cụm từ “về đất”. Cách nói giảm nói tránh, đồng thời kết hợp với chi tiết “áo bào” đã tôn lên sắc thái trang trọng trong sự hy sinh của người lính. Các anh trở về với đất mẹ, sau khi đã hóa thân mình vẹn tròn vào hình hài xứ sở.

phân tích Tây Tiên khổ 3

Phân tích Tây Tiến khổ 3, ở đoạn này ta có thể thấy thiên nhiên dường như cũng nhỏ lệ, xót thương trước sự hy sinh của đoàn quân. “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Sông Mã, dòng sông gắn liền với vùng biên giới phía Tây. Con sông đã ngàn năm chứng kiến bao cuộc sinh ly tử biệt của những anh hùng chống giặc của đất nước.  Sông Mã thường ngày cứ êm đềm trôi nhưng khi chứng kiến những đau thương mất mất của đoàn quân Tây Tiến, nó bỗng gầm lên dữ dội. Tiếng gầm của nó như loạt đại bác rền vang. Nó mang sắc thái thiêng liêng như một lời thề vững chãi. Nó như bức tượng đài của đoàn quân mãi mãi bất tử, khắc sâu trong lòng sông núi.

Có thể khẳng định, nhà thơ Quang Dũng đã không hề né tránh hiện thực, mà ông đối diện với nó bằng cái nhìn lãng mạn, bằng tâm thế hiên ngang. Bên cạnh bút pháp lãng mạn của một tâm hồn chàng trai xứ Đoài, kết hợp với hang loạt từ Hán- Việt như “viễn xứ”, “biên cương”, nhà thơ đã tạo nên bức tranh đoàn quân Tây Tiến thật trang nghiêm, cổ kính và oai hùng.

Hình ảnh về người lính cụ Hồ đã trở thành cảm hứng cho rất nhiều nhà thơ sáng tác. Mỗi người mỗi một vẻ, một phong cách khác nhau. Nhưng khi phân tích Tây Tiến khổ 3, ta nhận ra bức chân dung của đoàn quân Tây Tiến vẫn xúc động, bi tráng và lãng mạn. Nhà thơ Quang Dũng thực sự đã khắc họa thành công bức tượng đài bất tử, bất khuất về đoàn quân Tây Tiến. Ở khổ 3 này, cũng đã phần nào thể hiện phong cách văn chương tác giả: hào hoa, lãng mạn và độc đáo. Bức tranh ấy bên cạnh người lính còn có hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa mĩ lệ vừa dữ dội. Sự tổng hợp hài hòa những yếu tố đó đã mang tới cho Tây Tiến một sức sống mãnh liệt, có sức hấp dẫn bền vững trong lòng độc giả.