Khái quát tác phẩm Sóng

Trước khi phân tích Sóng của Xuân Quỳnh ta hãy tìm hiểu một chút về tác phẩm. Đây là tác phẩm thơ trữ tình nổi tiếng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1967, được Xuân Quỳnh lấy cảm hứng trong một chuyến thực tế tại biển Diêm Điền – Thái Bình. Đây là một trong số những tác phẩm thơ trữ tình được in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968.

Sóng là tác phẩm nổi bật trong tuyển tập Hoa dọc chiến hào

Bài thơ Sóng được đánh giá là bài thơ tình yêu tiêu biểu nhất của thi sĩ Xuân Quỳnh. Ý tứ thơ chỉn chu, thể hiện chân thực và tinh tế vẻ đẹp người phụ nữ luôn khao khát yêu và được yêu. Có lẽ bởi vậy, tác phẩm Sóng được nhắc đến rất nhiều khi bàn về chuyện tình yêu.

Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết

Mở bài

Đã có rất nhiều bài phân tích Sóng của Xuân Quỳnh. Nhưng dường như chẳng có ý tứ nào có thể nói hết được ý nghĩa mà tác phẩm mang đến. Xuân Quỳnh tạo ra “Sóng” không chỉ là một tác phẩm thơi, mà còn là “sóng” gợn trong lòng của những người khao khát được yêu.

Thân bài

1. Tâm hồn khao khát được yêu

Mở đầu Sóng, Xuân Quỳnh thể hiện ngay tâm hồn đang khao khát yêu và được yêu. Đó là hình ảnh đối lập của con sóng “dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ”. Nhưng sâu trong đó lại chính là một tâm hồn nồng nhiệt niềm yêu đương.

Dùng hình tượng sóng để miêu tả về tình yêu

Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh mới thấy được nghệ thuật tương phản được sử dụng một cách khéo léo và đầy tinh tế. Tác giả dùng sự tương phản để nói lên đặc điểm của con sóng. Nhưng cũng là để thể hiện trạng thái tâm lý của người phụ nữ khi yêu. Đó là sự khó hiểu, đôi khi thất thường khiến không ai hiểu nổi. Đến “sông” gắn bó với “sóng” như vậy vẫn không hiểu được nỗi khát khao của con sóng. Đó là khát khao tìm về với “bể”, tìm tới nơi có tình yêu bao la, rộng lớn, nơi có thể “chứa chấp” và cho sóng được sự tự do, tự tại.

“Sông – sóng – bể” bộ ba gắn bó với nhau khăng khít. Nếu sông là cuội nguồn, là quá khứ của sóng, thì bể lại là tương lai, là hy vọng. “Sóng” dù ở đâu cũng vẫn “ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế”, cũng có một nguồn máu nóng trong tim để rồi luôn thấy “nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ”.

2. Nỗi niềm của người thiếu nữ về tình yêu

Những khát vọng về tình yêu không ai hiểu nổi, ngay cả tác giả cũng “không hiểu nổi mình”. Bởi thế Xuân Quỳnh lại đặt ra những băn khoăn về biển cả, về sóng và về tình yêu. “Trước muôn trùng sóng bể” tác giả nghĩ về tình yêu đôi lứa, nghĩ về biển lớn, về cội nguồn của sóng.

Và rồi tác giả bỗng nhận ra “sóng bắt đầu từ gió”, nhưng vẫn trăn trở “gió bắt đầu từ đâu”. Không phải ngẫu nhiên tác giả lại đưa ra những câu hỏi tu từ như vậy. Đó là bởi trong tâm của tác giả vẫn còn vương vấn cho câu trả lời về nguồn gốc của tình yêu.

Hiếm có nữ thi sĩ nào lại lấy chính quy luật tự nhiên để tìm ra nguồn gốc của tình yêu. Từ những con sóng rất đỗi quen thuộc, tác giả đã gợi lên được những ẩn ý trong tình yêu bấy lâu vẫn kiếm tìm. Tình yêu là điều gì rất tự nhiên, nó đến một cách bất ngờ chẳng ai biết trước “khi nào ta yêu nhau”.

3. Khát vọng không nguôi về tình yêu vĩnh cửu

Dù biết rằng tình yêu là thứ gì đó rất mơ hồ, nhưng tác giả luôn khao khát có được và chiếm hữu. “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước” – vẫn là nghệ thuật tương phản nhưng tác giả lại gợi mở ra nhiều không gian khác nhau. Càng đi sâu phân tích Sóng càng thấy từng câu, từng chữ tác giả đưa vào như cấu xé tim gan những người đang yêu. Đó là tâm trạng nhớ nhung da diết của “con sóng nhớ bờ” đến nỗi “ngày đêm không ngủ được”.

Phân tích sóng để thấy tình yêu đôi lứa như những con sóng “dạt dào và cuồng nhiệt”
Phân tích sóng để thấy tình yêu đôi lứa như những con sóng “dạt dào và cuồng nhiệt”

Ở đây, nỗi nhớ nhung của tác giả không còn giấu diếm thêm được nữa. Nỗi nhớ như muốn xé nát cả biển khơi “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian, thời gian và không một điều gì có thể chế ngự được nữa.

Hành trình của con sóng được Xuân Quỳnh nhắc đến tượng trưng cho hành trình tình yêu mà người phụ nữ tìm kiếm. Cuộc đời thì quá rộng lớn, vô chừng mà tình yêu thì lại quá nhỏ bé. Nhưng tựu chung, tình cảm mà người con gái dành cho người mình yêu thương là vô bờ bến. Dẫu đại dương có rộng lớn, có muôn nghìn con sóng thì “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Đó chính là tình yêu son sắt của người phụ nữ khi yêu.

Dù qua muôn vàn cách trở, tình yêu vẫn là thứ tồn tại vĩnh cửu. Bởi thế, Xuân Quỳnh mới nói:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Đó là trái ngọt được tạo ra từ tình yêu vĩ đại như con sóng kia qua bao cách trở rồi cũng tới bờ. Nhưng cuộc đời lại hữu hạn, muốn tình yêu vĩnh cửu cần phải có sự đồng lòng từ hai phía. Và cuối cùng vẫn là nỗi khát khao mãnh liệt mà Xuân Quỳnh đại diện cho những người phụ nữ đang yêu muốn hướng đến. Đó là được sống hết mình với tình yêu và khao khát hòa nhập tình yêu riêng tư trong biển tình bao la, rộng lớn. Bởi thế nên, dù kết thúc nhưng tác giả vẫn khắc khoải:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Kết bài

Phân tích Sóng sẽ thấy được sự tinh tế của Xuân Quỳnh trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Thông qua hình tượng con sóng nhớ bờ, tác giả đã thể hiện được muôn hình vạn trạng của tình yêu. Thế nên, dù qua bao thời gian, Sóng vẫn là tác phẩm thơ ca trữ tình đi vào lòng người.