Mở bài

Tình yêu là gia vị quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tình yêu của những thi sĩ lại càng nhạy cảm và tượng hình hơn nữa. Dưới ngòi bút của nữ hoàng thơ tình thế kỷ XX Xuân Quỳnh, tình yêu và nỗi nhớ hiện lên tựa như những con sóng ngoài khơi. Giản dị, đơn sơ nhưng cũng đong đầy nỗi khao khát và niềm yêu thương. Phân tích khổ 5 bài Sóng dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất cho những giá trị đó. 

Thân bài

Xuân Quỳnh: Người thi sĩ sống hết mình vì cuộc đời, vì tình yêu

Câu chuyện về tình yêu luôn là đề tài vô tận cho các thi sĩ. Dù vậy, hiếm có ai gửi gắm những cảm xúc yêu đương vào thơ ca một cách đầy tinh tế và dễ chịu như Xuân Quỳnh. Những bài thơ của bà thường sử dụng thủ pháp ẩn dụ, mượn hình ảnh thiên nhiên để miêu tả từng dấu ấn khắc khoải trong tình yêu, số phận và cuộc đời. 

Chính vì phong cách mượn những bức tranh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng mà thơ Xuân Quỳnh vừa chân thực, lại vừa mộng mơ. Tác phẩm Sóng là bài thơ nổi tiếng được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm 1967. Thể loại thơ năm chữ với câu từ đơn giản nhưng lớp nghĩa khá dày đặc. 

Xuân Quỳnh là thi sĩ trữ tình với nhiều trăn trở về tình yêu và cuộc sống
Xuân Quỳnh là thi sĩ trữ tình với nhiều trăn trở về tình yêu và cuộc sống
  • Luận điểm 1: Con sóng đại diện cho sự dâng trào và và sức sống của tình yêu tuổi trẻ

Tình yêu len lỏi  vào mọi thế hệ. Dù là người già, người trẻ đều có những ước vọng riêng vào tình yêu. Nếu tình yêu khi về già là con sóng nhẹ nhàng mà bền bỉ, thì tình yêu tuổi trẻ lại dâng trào và cuồn cuộn. 

Con sóng dưới lòng sâu

 Con sóng trên mặt nước 

Ôi con sóng nhớ bờ 

Ngày đêm không ngủ được

 Lòng em nhớ đến anh 

Cả trong mơ còn thức

Các tầng Sóng “dưới lòng sâu”, “sóng trên mặt nước” thể hiện sự dồn dập, sự khắc khoải của người con gái trong tình yêu. Nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp dường như choáng hết tâm trí của cô gái. Phép tượng hình được tác giả sử dụng rất hiệu quả khi ví các tầng sóng như tầng “ý thức” và “tiềm thức” của mỗi con người. Ngay cả trong giấc mơ, cô gái khi yêu vẫn còn “thức”. Điều này minh chứng được rằng, tình yêu với chàng chai của cô gái là rất mãnh liệt. Chàng trai xuất hiện cả khi cô gái trong trạng thái mơ. Ôi tình yêu tuổi trẻ thật là dâng trào và đầy sức sống, tình yêu tựa như những con sóng nhớ bờ, với những mảnh lớp lang dày đặc. Tình yêu chiếm ngự cả không gian và thời gian. Tình yêu xâm chiếm toàn bộ tâm trí và ý nghĩ của mỗi người. 

Tình yêu tuổi trẻ đầy mãnh liệt được thể hiện thông qua phép tu từ
Tình yêu tuổi trẻ đầy mãnh liệt được thể hiện thông qua phép tu từ

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ đầy táo bạo của Việt Nam. Ở những năm giữa thế kỷ XX, có người con gái nào đủ dũng cảm để bày tỏ tình yêu của mình một cách mãnh liệt đến vậy. Nhưng tuổi trẻ là thế, người ta sẵn sàng bày tỏ những góc sâu thẳm trong trái tim mà không hề nghi ngại. 

  • Luận điểm 2: Cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh được gửi gắm qua ngọn sóng

Đất nước trong giai đoạn chiến tranh và đổi mới là lúc xuất hiện nhiều chuyển biến trong phong cách văn học nghệ thuật. Lúc này, những người thi sĩ mới bắt đầu thể hiện được cái tôi thơ văn của mình. Xuân Quỳnh là một nghệ sĩ như thế. Cái tôi trữ tình của bà được gửi gắm một cách đầy chân thành qua những hình tượng trong các tác phẩm. Với thuyền và biển, nỗi nhớ là khắc khoải, trăn trở. Với Sóng, nỗi nhớ trở nên mãnh liệt và diết hơn. 

Tình yêu không phải là cảm giác có thể dễ dàng miêu tả trực diện. Tựa hồ như Xuân Diệu đã nói “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Với Xuân Quỳnh, bà gửi gắm những cung bậc xúc cảm của mình qua Ngọn sóng. Tình yêu của bà đơn giản và thủy chung, giống như những con sóng dù đi đến muôn phương vẫn luôn hướng về bờ. Con sóng từng lớp trên, lớp dưới tựa như tâm trạng phức tạo và dồn dập của bà khi yêu. 

Cái tôi trữ tình được biểu thị qua ngọn sóng
Cái tôi trữ tình được biểu thị qua ngọn sóng

Tâm trạng người con gái khi yêu nhìn trên bề mặt thì dập dìu nhẹ nhàng, nhưng sâu bên trong là sự dữ dội và ồn ào. Hơn hết, người con gái vẫn lặng lẽ đấu tranh cho tình yêu của mình giông như người nam giới. 

Từng cơn sóng dạt dào hòa vào bờ là hiện tượng tự nhiên, và khao khát tình yêu và được yêu của người con gái cũng là điều tự nhiên, không sức mạnh nào khiên cưỡng hay làm trái được. Con sóng miêu tả đơn giản nhưng đầy hàm ý về sự đấu tranh của Người phụ nữ trong hành trình đi tìm hạnh phúc. 

Kết lại

Khổ 5, tác phẩm sóng là đoạn thơ có dung lượng ngắn, nhưng tầng nội dung khá dày đặc. Qua phân tích khổ 5 bài Sóng, có thể cảm nhận rõ rệt bức tranh cảm xúc khi yêu của người con gái. Các phép tu từ sử dụng khá nhiều để miêu tả tâm trạng phức tạp và nhiều tầng trong tình yêu. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng tác phẩm Sóng vẫn được xem là bản tình ca đầy dạt dào, tha thiết trong lâu đài văn thơ Việt.