Mục lục

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, không ai là không biết tới cái tên Nguyễn Tuân. Ông là một nhà văn tài hoa, nổi tiếng với lối văn phong chặt chẽ, ngôn từ đắt đỏ. Có người ví lời văn của ông ông quý như và tinh xảo như những nét trạm trổ trên đá quý. Và một trong những nét bút chạm trổ tuyệt diệu đó chính là tác phẩm Chữ người tử tù. Cùng phân tích Chữ người tử tù để hiểu rõ hơn câu chuyện xoay quanh nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.

  • Luận điểm 1: Tình huống truyện đặc biệt

Phân tích Chữ người tử tù, ta sẽ hiểu vì sao nét chữ lại có thể trở thành đề tài trong văn chương. Điều đầu tiên giúp tác phẩm có thể chiếm được lòng độc giả, đó là tình huống truyện xảy ra thật kỳ lạ. Một tình huống chưa từng có trong tiền lệ. Đó là một viên cai ngục đi xin chữ của một tên tử tù. Trong nền văn học hiện đại, chưa có nhà văn nào lại có thể nghĩ ra và tạo nên một tình huống truyện oái oăm như vậy.

Nhưng đó cũng chính là ý đồ của tác giả, bởi từ đây biết bao ý niệm về cuộc đời, về nhân sinh quan, về con người được lột tả. Câu chuyện khởi đầu bằng hoạt cảnh viên cai ngục ngạc nhiên, khi nhận ra tên Huấn Cao trong số 6 người tù phải bị xử tử. Huấn Cao, tên cầm đầu bọn phản nghịch đang chờ ngày hành quyết là một bậc trí dũng với tàu viết chữ hiếm có. Trong khi đó, viên quản ngục, người giữ nhiệm vụ canh giữ những tên tội đồ lại rất yêu cái đẹp và hâm mộ chữ của Huấn Cao. Ông ước ao và quyết tâm xin bằng được chữ của Huấn Cao để toại nguyện. Câu chuyện chữ nghĩa không phải diễn ra giữa những quan văn, quan võ mà lại giữa hai phận người hẩm hiu. Một người chờ chết và một người đi trông người sắp chết. Quả thực, tình huống này là ngòi châm kích thích trí tò mò của người đọc. Khiến họ không thể rời mắt khỏi tác phẩm và tiếp tục dấn thân tìm hiểu.

phân tích chữ người tử tù

  • Luận điểm 2: Nét đẹp của người tử tù và viên cai ngục

Phân tích Chữ người tử tù, ta có thể thấy, nhân vật Huấn Cao là hiện thân cho bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Là hình mẫu lý tưởng, mang vẻ đẹp hoàn mỹ, phi thường mà nhà văn Nguyễn Tuân đã nhào nặn từ trí tưởng tượng phong phú và khát vọng, ước mơ của mình. Có thể nói, Huấn Cao được nhà văn Nguyên Tuân phác họa như những anh hùng Lương Sơn Bạc cướp của nhà giàu chia cho người nghèo, đầy khí phách, dám làm dám chịu, chính trực, yêu ghét rõ ràng…. Chính vì thế, Huấn Cao mới là tên cầm đầu ngang tàn không ai bằng. Đến nỗi các tên lính tháp tùng phải e sợ, phải giục giã viên cai ngục “để tâm”, giở mánh khóe hiếp đáp Huấn Cao. Không chỉ nổi bật khí phách anh hùng qua lời nói của kẻ khác, qua tiếng vang khắp thiên hạ, qua uy danh đồn khắp cõi tỉnh Sơn, Huấn Cao còn được tác giả ưu ái thêm cho cái tài viết chữ.

Mà đặc biệt, viết chữ ở đây lại là chữ thư pháp, là một trong những nghệ thuật truyền thống cao siêu của dân tộc. Tài viết chữ của ông vang danh khắp xứ. Đúng như lời viên quan ngục nói: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báo trên đời”. Dường như mỗi chữ ông viết ra là một tác phẩm nghệ thuật. Nó không chỉ thể hiện năng khiếu thiên bẩm của Huấn Cao mà còn gửi gắm những chiêm nghiệm về cuộc đời, những suy tư, lý tưởng về cuộc sống của nhân vật. Đến đây, người đọc có thể hiêu tại sao cha ông lại có câu “nét chữ nết người”. Chữ Huấn Cao bộc lộ nhân cách Huấn Cao. Chữ vốn quý không vì do người viết, viết nhanh, đẹp, vuông vức mà còn vì ở đó toát lên nhân phẩm của một tâm hồn, vọng ước tung hoành ngang dọc khắp cõi của khổ nhân.

phân tích chữ người tử tù

Phân tích Chữ người tử tù, ta thấy Huấn Cao là một đấng quân tử, đội trời đạp đất nên Huấn Cao luôn coi trọng sự tử tế, tấm lòng lương thiện của con người. Điều đó được nhà văn Nguyễn Tuân khắc họa rõ lúc Huấn Cao nhận ra tâm hồn đức độ và yêu cái đẹp của viên quản ngục. Trước đó, vì ghét sự bất lương nên ông coi thường cái nghề thất đức của quản ngục. Ông tỏ rõ sự khinh miệt. Nhưng sau khi biết, quản ngục là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” người tử tù đã vô cùng hối hận. Ông phải thốt lên “Ta rất cảm kích tấm lòng biệt nhãn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Có thể thấy, Huấn Cao luôn phân biệt được phải trái trắng đen. Ông sẵn sàng lăng mạ những kẻ xấu xa hại người nhưng cũng nâng niu, đáp trả ơn nghĩa với những người xứng đáng. Đó cũng chính là thông điệp của tác giả. Ở đời hãy tử tế với những người tử tế với ta.

Nếu như Huấn Cao hiện ra thật khí phách, ngang tang thì viên quản ngục được nhà văn miêu tả như một người có vẻ ngoài nguy hiểm nhưng thực ra tâm hồn lại vô cùng thiện lương. Chỉ vì xã hội đưa đẩy mà chọn nhầm nghề, sống nhầm môi trường. “Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự”. Nhìn vẻ ngoài, có thể nhận thấy, viên quản ngục đang ở tuổi chớm già. Nhưng đáng chú ý hơn cả đó là thái độ và hành vi của viên quản ngục. Ngay từ khi nghe cái tên Huấn Cao, bản tính người, tôn sùng cái đẹp và điều tốt đã hiển hiện trong ý nghĩ của viên quản ngục. Đầu tiên, ông ta tỏ thái độ biệt nhãn với Huấn Cao, khác hẳn với những trò đểu cáng trước đây. Rồi liên tục sau đó là những đêm mất ngủ vì nghĩ ngợi, vì mong muốn được xin chữ Huấn Cao. Tính cách, phẩm hạnh của viên quản ngục càng nổi bật hơn trong phép so sánh của Nguyễn Tuân. Đó là nếu là người khác, sống trong đề lao sẽ sống bằng sự tàn nhẫn, nhưng vien quản ngục không như vậy. Ông biết giá người, biết trọng người ngay nên ông như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lộn xô bồ”. Phép so sánh này càng tăng thêm vẻ đẹp tâm hồn của viên quản ngục. Không những những khen ngợi viên quản ngục, nhà văn Nguyễn Tuân còn tranh thủ phê phán và tố cáo những bất công, rối ren của xã hội phong kiến đương thời.

  • Luận điểm 3: Cảnh cho chữ có 1-0-2

Hai phần đầu, nhà văn Nguyễn Tuân khéo léo dẫn dắt câu chuyện. Để rồi khi phân tích Chữ người tử tù, chúng ta nhận ra điểm nhấn của tác phẩm nằm ở chỗ cảnh cho chữ xưa nay hiếm. “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián…”.

phân tích chữ người tử tù

Đúng thật là một cảnh cho chữ có 1-0-2. Thông thường, người ta viết chữ ở nơi thanh cao, sang trọng. Thế nhưng ở đây, cảnh đấy lại diễn ra trên nền đất ẩm ướt với bao quanh là phân và các loại sâu bọ. Xúc động hơn cả lúc ba cái đầu chụm vào nơi ánh đèn yếu ớt. Chỉ nhìn thôi cũng thấy thật cảm động, thật đáng quý. Có thể khẳng định, việc cho chữ của Huấn Cao không phải là việc bố thí tầm thường, cũng chẳng phải là cơ hội để Huấn Cao thể hiện tài năng, mà đó là sự cảm phục của một tấm lòng trước một tấm lòng. Không gian, thời gian đã góp phần làm cho cảnh cho chữ trở nên vi diệu. Nhưng hơn thế là điểm ấn tượng ở sự đổi ngôi giữa Huấn Cao và viên cai ngục: “Ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: – Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi…”. Ai đời, một tên tủ tù, mất quên công dân, sắp bị hành quyết lại đi khuyên răn chỉ dạy một viên quản ngục, người cầm quyền hành trong tay. Trong khi Huấn Cao đĩnh đạc bao nhiêu thì viên quản ngũ lại khúm núm trước ông bấy nhiêu. Viên quản ngục còn “cảm động, vái tên tù một vái và nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào. – Xin bái lĩnh”.

Đến đây có thể khẳng định, cảnh cho chữ đặc biệt đó đã phân định chiến thắng đã thuộc về cái đẹp, sự lương thiện đã đánh bại cái xấu. Nơi ngục tù bẩn thỉu đó, ánh sáng rực rỡ từ bó đuốc đã xua tan bóng tối, mùi từ chậu mực viết tỏa ra, đánh bay mùi hôi thối của phân chuột gián. Màu u ám, mù mịt của căn phòng như bị bao phủ bởi màu trắng từ tấm lụa bạch.

Kết bài

Phân tích Chủ người từ tủ ta càng khẳng định cái đẹp luôn luôn chiến thắng cái ác, cái xấu. Nó có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào, khi nào. Nó có thể cứu rỗi tâm hòn. Nó sẽ không bị phôi phai ngay cả khi bị chà đạp. Đó cũng chính là thông điệp, giá trị nhân văn của tác phẩm.