Kỉ niệm thời thơ ấu chắc chắn đều là những ký ức đẹp trong mỗi chúng ta. Tất cả đều gói ghém bằng nỗi nhớ trong thời điểm hiện tại, thật thiêng liêng, tha thiết. Không ai có thể quay về được quá khứ. Riêng tác giả Bằng Việt cũng giữ riêng những kỷ niệm cho bản thân, hình ảnh bếp lửa mỗi chiều tối đến. Cùng phân tích bài thơ Bếp Lửa để thấy được ký ức của tác giả về người bà thân thương cùng hình ảnh bếp lửa rất đơn giản.

Phân tích chi tiết bài thơ Bếp Lửa

Tác giả luôn nhớ về quê hương, người bà của mình
Tác giả luôn nhớ về quê hương, người bà của mình

Bằng Việt sinh ra và lớn lên trong những năm kháng chiến chống Mỹ, từ khi đất nước loạn lạc đến hòa bình. Bếp Lửa được ông viết vào năm 1963, khi không còn rất trẻ, chỉ mới 19 tuổi. Ông có dịp du học ở nước ngoài, đó là đất nước Liên Xô. Bài thơ Bếp Lửa gợi về quá khứ, những kỷ niệm gắn bó của hai bà cháu cùng nhau mỗi ngày. Qua đó, ta cũng thấy được tác giả rất thương yêu, kính trọng người bà của mình, biết ơn công lao chăm sóc, nuôi dưỡng. Ở nơi thành phố, dòng người tấp nập, hình ảnh bếp lửa nơi đây đã khiến ông nhớ về bà.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Phân tích bài thơ Bếp Lửa để thấu hiểu nỗi nhớ quê hương của tác giả. Ký ức bỗng hiện về trong tâm trí tác giả trong thoáng chốc, “chờn vờn” thật mơ hồ. Mỗi ngày bếp lửa lại đỏ rực, ánh sáng từ ngọn lửa dẫn đến mọi nơi, tác giả lúc ấy chỉ là một đứa bé nhỏ thơ ngây. Cuộc đời bà được ví như bếp lửa, lặp đi lặp lại mỗi ngày cho đến khi tắt hẳn. Bằng Việt nói ra hết lòng với “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Một tình cảm ông dành cho bà thật quý giá, trường tồn, hơn bất cứ tình yêu nào.

Tác giả được bà bao bọc, lo lắng suốt tuổi thơ
Tác giả được bà bao bọc, lo lắng suốt tuổi thơ

Mặc dù, hiện nay ông ở nơi đất nước nước Liên Xô xa xôi, nhưng luôn nhớ về quê hương và người bà. Chắc chắn những kỷ niệm đẹp về thời thơ ấu, bếp lửa sẽ luôn theo tác giả đến cuối đời. Ông hồi tưởng về thời gian được sống cùng bà, được bao bọc, che chở mỗi ngày. Lời kể của Bằng Việt thật đơn giản, quen thuộc với cuộc sống quê hương Việt Nam. Trong khi đất nước nghèo nàn sau chiến tranh, đói khổ, bà vẫn luôn gắn bó cùng cháu:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Mùi khói trong vùng quê nghèo đã làm thay đổi không khí cho cả không gian. Mùi khói là hương vị đặc biệt nhất trong các vị nhàm chán nơi vùng đất nghèo. “Lên 4 tuổi” tác giả đã sống quen thuộc với mùi khói. Nạn đói năm 1945 làm biết bao con người chết đói, tác giả may mắn sống sót đến tận hôm nay. Cho đến mãi về sau, khi Bằng Việt nhớ lại vẫn thấy “sống mũi cay cay”.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Ròng rã 8 năm, Bằng Việt cùng bà nhóm lửa, tạo nên tình yêu, bữa ăn, sự sống. Âm thanh tiếng tu hú nơi vùng quê có ý nghĩa là đến mùa lúa chín. Để dân thoát khỏi cái đói tạm thời, nghèo khó vô cùng. Bà thường kể chuyện về cuộc sống cũ, hồi ức của bà cho cháu nghe. Những câu chuyện hòa cùng tiếng tu hú hót làm cho câu chuyện thêm sinh động, sâu lắng. Sau nạn đói là cuộc kháng chiến chống Mỹ, bà cháu lại càng gắn kết với nhau hơn.

Người bà đại diện cho người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó

Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Chỉ khi phân tích bài thơ Bếp Lửa chúng ta mới hiểu vì sao tác giả luôn nhớ về bà. Đất nước bị giặc Mỹ xâm lược, người dân phải đi di tản khắp nơi. Bố mẹ bận công tác, giao con cho bà trong ngần ấy năm. Tuy nhiên, đối với tác giả, đó là thời gian đẹp nhất của đời người. Cháu cùng bà sinh hoạt, ăn uống, nhóm bếp mỗi ngày. Bà đóng vai trò vừa là cha, gánh luôn trách nhiệm của mẹ để lo cho cháu. Bà dạy cháu từ chữ cho đến tập viết, và đạo đức con người. Bà là chỗ dựa tốt nhất, an toàn nhất, lo cho cháu đến từng giấc ngủ. Đến nay, cháu đi học xa, bà lủi thủi một mình. Không có ai cùng bà tâm sự, kể chuyện, nhóm bếp.

Bỗng dưng, tác giả đặt câu hỏi “tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”, để bà vui khỏe, ấm no. Bằng Việt nhớ bà đến rơi nước mắt, xa cách biệt đến nửa vòng trái đất. Chiến tranh thật sự tàn khốc, để lại biết bao đau thương, chết chóc:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Việt Nam sau năm 1945 vốn đã đói nghèo, giặc Mỹ lại đô hộ, nhưng dân ta vẫn một lòng đấu tranh giành lại độc lập. Cho dù túp lều tranh mà cháu ở cùng bà đã bị giặc đốt thành tàn tro. Chúng cướp ruộng đất, nhổ lúa bắt trồng đay. Dù bà có lo lắng, đói nghèo, đau khổ nhưng vẫn không thổ lộ sợ cháu buồn. Bà cũng cũng không muốn cha mẹ Bằng Việt bận lòng, một lòng vì tổ quốc. Bà vẫn luôn dặn cháu “Mày viết thư chớ kể này kể nọ”. Lời dặn của bà thật nhẹ nhàng, qua đó ta thấy bà thật sâu sắc, mạnh mẽ. Bà đại diện cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, giàu đức hy sinh, yêu thương con cháu.

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Bếp lửa gợi cho tác giả nhớ về người bà của mình
Bếp lửa gợi cho tác giả nhớ về người bà của mình

Thông qua việc phân tích bài thơ Bếp Lửa chúng ta thấy mỗi ngày bà đều nhóm lửa cùng cháu. Hình ảnh bếp lửa được bà sử dụng mỗi ngày, từ sáng, tối, có đôi lúc bà vẫn quên. Ngọn lửa của bà là ngọn lửa tình yêu, niềm tin, hơi ấm nồng nàn. Ngọn lửa thay thế đèn, soi sáng mọi ngóc ngách trong nhà. Ngọn lửa luôn bùng cháy mạnh mẽ, bây giờ thì luôn cháy trong lòng tác giả:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Cả một cuộc đời bà cực khổ, lận đận nắng mưa để lo cho con, rồi đến cháu. Bà luôn dậy sớm để lo việc nấu nướng, làm việc, rất siêng năng. Dậy sớm dần trở thành một thói quen, bà luôn thực hiện mỗi ngày. Hình ảnh “bếp lửa ấp iu nồng đượm” được nhắc lại lần 2 trong tác phẩm. Khẳng định tình cảm gắn bó sắt son của hai bà cháu dành cho nhau.

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Tình cảm máu mủ, ruột thịt, chia sẻ đến từng củ khoai, củ sắn. Chính bếp lửa chứng kiến hết mọi tình cảm đó, từ vui, buồn có nhau. Hai bà cháu đã cùng nhau từng ngày vượt qua được những thời gian vô cùng khó khăn. Bà còn dạy cháu nên người, dặn kỹ nên mở lòng, yêu thương mọi người. Tác giả phải cất lên “ôi kỳ lạ và thiêng liêng -bếp lửa”.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

Rời xa bà thân yêu để sống một nơi mới sa hoa, sang chảnh hơn, “có ngọn khói trăm tàu”, niềm vui đầy rẫy, nhưng Bằng Việt vẫn nhớ về bà. Cháu nhỏ của bà nay đã lớn, tự lo được cho bản thân, nhưng chưa bao giờ quên ký ức cùng bà. Bằng Việt vẫn thói quen, rằng cứ  mỗi sáng lại phải nhắc bà nhóm bếp. Tác giả luôn nhớ về quê hương, đất nước, cội nguồn.

Kết bài

Phân tích bài thơ Bếp Lửa để thấy tình cảm đặc biệt mà tác giả dành cho bà. Hình ảnh bếp lửa đơn giản nhưng mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Bếp lửa luôn tồn tại mãi trong lòng tác giả mãi về sau. Qua bài thơ, khơi gợi cho chúng ta về nét đẹp tình yêu gia đình, quê hương, tuổi thơ hồn nhiên yêu đời của tác giả.