Tình yêu là một trong những đề tài được rất nhiều người lựa chọn để sáng tác thơ ca. Trong vô vàn những bài thơ về chủ đề này, Sóng được xem là tác phẩm khá tiêu biểu. Tác giả đã dùng hình ảnh con sóng để diễn tả tình cảm và khát vọng tình yêu vĩnh cửu một cách tinh tế. Đọc bài thơ, chắc hẳn mỗi độc giả sẽ cảm nhận được nỗi nhớ, lòng thủy chung trong tình yêu. Hãy cùng phân tích bài Sóng Xuân Quỳnh để hiểu rõ hơn về những nội dung này nhé. 

Bài mẫu phân tích Sóng Xuân Quỳnh

Thời kỳ chống Mỹ cứu nước là cột mốc trưởng thành của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Trong đó, Xuân Quỳnh là cái tên không thể không nhắc đến. Ông là đại diện cho nhà thơ trẻ với hồn thơ nữ tính đầy tình thương và lòng trắc ẩn. 

Sóng là bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào với chủ đề chính là về tình yêu. Đây cũng được xem là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.  Để hiểu rõ hơn về những tình cảm, tâm tư và đặc biệt là hồn thơ nữ tính của Xuân Quỳnh thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua những luận điểm dưới đây. 

  • Luận điểm 1: Quy luật, bản chất của sóng và em 

“Dữ dội và dịu êm 

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình 

Sóng tìm ra tận bể”

phân tích bài Sóng Xuân Quỳnh
Hình ảnh sóng có lúc dữ dội có lúc dịu êm

Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng ngay hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau trong một con người và cùng thời điểm. Dữ dội trái ngược với dịu êm; Ồn ào đối lập với lặng lẽ. Hai câu thơ này mặc dù có vẻ không ăn nhập nhưng thực chất là đang hòa vào nhau. Đây có lẽ là sự thổn thức của hồn người. Tiếng sóng không hề bình lặng mà cứ dập dìu đôi khi rất dữ dội nhưng đôi khi lại dịu êm. Những trạng thái ấy dường như khiến cho “sông không hiểu nổi mình”. Thế là “sóng tìm ra tận bể”. Hai câu thơ này được xây dựng nhằm thể hiện khát vọng tìm tòi để lý giải những cảm xúc sâu kín từ bên trong. 

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Con sóng khát khao vươn ra biển lớn như hành trình khám phá bản thân của chính mình. Trong tình yêu, phụ nữ luôn muốn vươn đến những giá trị tuyệt vời hơn, khát vọng về tình yêu thủy chung. Thán từ “ôi” được sử dụng như các thể hiện sự thổn thức của trái tim khi yêu. Cụm từ “ngày xưa – ngày nay” được sử dụng để làm rõ nét hơn về vẻ đẹp đáng yêu của sóng. 

“Nỗi khát vọng tình yêu bồi hồi trong ngực trẻ” là câu thơ thể hiện cảm xúc vô cùng dạt dào. Tình yêu của tuổi trẻ được ví như con sóng của đại dương. Khát vọng tình yêu là khát vọng của tuổi trẻ một đời. 

  • Luận điểm 2: Những suy nghĩ, băn khoăn về cội nguồn của tình yêu

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

 

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau” 

Khổ thơ tiếp theo đã đề cập đế quy luật tự nhiên của sóng và gió. Thế nhưng, con người lại chẳng thể nào biết được tình yêu từ đâu. Đây chính là nỗi lòng băn khoăn của những con người với hồn thơ dạt dào cảm xúc. Sự lo lắng, băn khoăn pha chút bất lực được dồn nén vào trong lời thơ. Đọc kỹ, chúng ta hoàn toàn có thể thấu hiểu được điều này. “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau” là câu hỏi nhẹ nhàng nhưng vẫn có chút ngọt ngào. Mặc dù đang yêu say đắm nhưng vẫn băn khoăn về tình yêu ấy. 

Ở đoạn thơ này đã phần nào lý giải được cội nguồn của sóng, của gió. Thế nhưng lại khá mập mờ và không rõ ràng. Điều này có nét tương đồng như chính sự băn khoăn, trăn trở về tình yêu. 

  • Luận điểm 3: Lòng thủy chung cùng nỗi nhớ của người con gái trong tình yêu

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Tác giả dùng cụm từ “dưới lòng sâu” để thể hiện sự đối lập với “trên mặt nước” tạo ra không gian có phạm vi khác nhau. “Ngày đêm không ngủ được” chính là thời khắc nỗi nhớ dâng trào. Khi yêu, người phụ nữ thường có cảm giác nhớ khôn nguôi như chính sự dạt dào của sóng với bờ. 

Dùng hình tượng sóng cùng không gian để diễn tả nỗi nhớ một cách trực tiếp “lòng em nhớ đến anh”. Nỗi nhớ được thể hiện một cách mãnh liệt và chân thành lúc thức cả khi ngủ. 

Con sóng ấy dù cho xuôi ngược về đâu thì vẫn hướng về một phương. Đây chính là quy luật tự nhiên của sóng biển. Và tình yêu cũng vậy. Lòng thủy chung của người con gái cho dù xuôi ngược bốn phương thì vẫn hướng về một người đó là anh. 

  • Luận điểm 4: Khao khát mãnh liệt về tình yêu vĩnh cửu

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

….

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Khao khát về tình yêu mãnh liệt
Khao khát về tình yêu mãnh liệt

Con sóng cho dù lớn hay nhỏ thì cuối cùng cũng tới bờ. Đây là quy luật của thiên nhiên không gì có thể thay đổi như chính khát khao được gần bên anh trong tình yêu. Người phụ nữ ấy hồn nhiên với trái tim yêu thương tha thiết luôn hướng đến cái đích là tình yêu “dù muôn vàn cách trở”. Cuộc đời mặc dù dài, năm tháng đi qua là cụm từ chỉ về sự vô tận của thời gian. Đồng thời, tác giả muốn thể hiện nỗi âu lo về sự hữu hạn của tình yêu. Tuy nhiên, sau đó mọi thứ lại được khẳng định như cách đặt niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. 

Lời kết 

Sử dụng thể thơ ngũ ngôn liền mạch cùng với việc xây dựng hình tượng sóng thành công, nhà thơ đã giúp chúng ta thấu hiểu rõ hơn về những cung bậc cảm xúc của tình yêu. Đồng thời khi phân tích Sóng Xuân Quỳnh, chúng ta còn hiểu rõ hơn về khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu của người phụ nữ với sự chân thành và lòng thủy chung son sắt.