cau cau khien

I- Đặc điểm hình thức và chức năng

1. Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi

Câu 1: Trong các đoạn trích trên, câu cầu khiến là những câu nào? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?

Gợi ý trả lời:

  • Trong đoạn ( a), là những câu: “Thôi đừng lo lắng” và  “Cứ về đi”.
  • Trong đoạn (b ), là câu: “Đi thôi con”.
  • Dựa vào đặc điểm hình thức cụ thể là có các từ cầu khiến như “Thôi”, “đi”.

Câu 2: Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

Gợi ý trả lời:

– Câu cầu khiến ở những đoạn trích có tác dụng là người nói dùng để yêu cầu và đề nghị đối với người nghe.

2. Đọc to những câu sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) khác với cách đọc “Mở cửa” trong câu (a) không?

Gợi ý trả lời:

  • Cách đọc câu “Mở cửa” trong hai câu có sự khác nhau.

Câu 2: Câu “Mở cửa!” trong (b) có khác với cách đọc câu “Mở cửa” trong (a) ở chỗ nào?

Gợi ý trả lời:

– Khi đọc các câu lên, chúng ta có thể biết ngay câu “Mở cửa!” trong ví dụ (b) dùng để yêu cầu và ra lệnh. Còn câu “Mở cửa” trong ví dụ (a) dùng để trả lời cho câu hỏi  “Anh đang làm gì đấy?” của người hỏi.

II-Luyện tập 

Trước khi đi vào luyện tập về câu cầu khiên, các bạn cần đọc qua phần ghi nhớ. Đó là các bạn cần hiểu câu cầu khiến là cau có những cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi nào, … hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

Khi viết câu cầu khiến, các bạn thường kết thúc câu bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Câu 1: Xét các câu sau và trả lời câu hỏi

a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Ông giáo hút trước đi

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

– Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?

– Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào?

Gợi ý trả lời:  

– Đặc điểm hình thức cho biết những câu trên là các câu đã sử dụng các từ cầu khiến. Cụ thể trong câu a thì có từ “hãy”, từ “đi” trong câu b, trong câu c thì có từ “đừng”.

– Chủ ngữ trong những câu trên có đặc điểm đó là trong câu a thì khuyết chủ ngữ. Còn trong câu b là “Ông giáo”, “chúng ta” là chủ ngữ trong câu c.

– Chúng ta thử thêm bớt chủ ngữ vào các câu sẽ thấy có sự thay đổi khá thú vị.

+ Thêm từ “Ngươi” vào câu “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương” thành câu “Ngươi hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. Khi thêm chủ ngữ như vậy, giúp nội dung câu văn đầy đủ, cụ thể và trọn vẹn hơn. Đồng thời có chút giọng điệu mệnh lệnh, nhấn mạnh.

+ Còn trong câu “Ông giáo hút trước đi”. Khi bỏ “ông giáo” câu thành “Hút trước đi”. Làm như vậy, khiến nội dung mang hàm ý yêu cầu khiến, yêu cầu mạnh hơn và có chút khiếm nhã hơn.

+ Còn trong câu c, nếu thay chủ ngữ “chúng ta” bằng “mọi người” thì nội dung câu sẽ thay đổi,người nói sẽ biến mất và không xuất hiện trong câu nói nữa. Câu sẽ thành “Nay mọi người đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”.

Câu 2: Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến giữa những câu đó?

Gợi ý trả lời:

Trong những đoạn trích trong sách giáo khoa, câu cầu khiến là những câu sau:

  • Câu a là “Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi”. Trong câu này, có từ cầu khiến là từ “đi” và bị khuyết chủ ngữ.
  • Câu b là “Các em đừng khóc”, có từ cầu khiến là từ “đừng”, và chủ ngữ trong câu là “Các em”
  • Câu c là “Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!” Câu này không chứa từ cầu khiến nhưng có ngữ điệu cầu khiến mang hàm ý khẩn trương, gấp gáp. Câu này cũng khuyết chủ ngữ.
  • Khuyết hay đầy đủ chủ ngữ trong câu đều liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến. Nếu đầy đủ chủ ngữ, sẽ giúp câu mang hàm ý lịch sự, cụ thể hơn. Còn nếu thiếu chủ ngữ thì câu thường mang hàm ý chung chung, thiếu lịch sự và khiếm nhã hơn.

Câu 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu?

a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Gợi ý trả lời:

– Hai câu này giống nhau về ý nghĩa đó là đều đề nghị người chồng cố gắng ngồi dậy ăn ít cháo.

– Hai câu này khác nhau về hình thức đó là:

+ Trong câu a bị khuyết chủ ngữ, nên ý nghĩa cầu khiến trở nên chung chung, khiếm nhã, không lịch sự và giọng điệu như là ra lệnh hơn là đề nghị nhẹ nhàng.

+ Trong câu b, có đầy đủ chủ ngữ nên giúp câu trở nên rõ ràng hơn về đối tượng, với ngữ điệu trang trọng, tôn trọng người nghe hơn, cũng lịch sự và nhẹ nhàng hơn.

Câu 4: Xét đoạn trích sau và trả lời câu hỏi?

Gợi ý trả lời:

– Dế Choắt nói với Dế Mèn về việc  muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn nhằm mục đích giúp nhà mình có thế phòng thủ lỡ khi sơ sẩy, xảy ra sự cố.

– Sở dĩ Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt là một người rất khiêm nhường. Nhân vật Dế Choắt tự coi bản thân vó vai vế thấp hơn trong giao tiếp với Dế Mèn. Hơn nữa, Dế Choắt không đưa ra những câu mang tính cầu khiến đề nghị và ra lệnh như “Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!” hay “Đào ngay giúp em một cái ngách” là bởi vì Dế Choắt vốn nhút nhát, yếu đuổi nên khi đi nhờ vả Dế Mèn là đã không thể đưa ra mệnh lệnh và yêu cầu.

Câu 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi?Câu “Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu “Đi thôi con.” trong đoạn trích ở mục 1.1.b (trang 30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

– Chúng ta không thể sử dụng câu “Đi thôi con!” để thay thế cho câu “Đi đi con!” Bởi vì câu cầu khiến “Đi thôi con!” mang hàm ý như một lời thúc giục nhằm nhắc nhở cả người nghe và người nói sẽ cùng thực hiện hành động rời đi.

– Trong khi đó câu cầu khiến “Đi đi con!” lại mang hàm ý như một lời khích lệ, động viên giúp người con thêm dũng cảm, để bước đi một mình về phía trước.